Bạn đang có ý định muốn xây nhà mà không biết bắt đầu từ đâu? Bạn phân vân không biết nên chọn kiểu nhà như thế nào, thiết kế trang trí ra sao cho hợp lý? Đừng lo lắng, hãy để Nwdcgroup giúp bạn. Hãy cùng tìm hiểu về các bước đầu trong kế hoạch xây nhà ngay sau đây!
1. Xác định kiểu nhà ở muốn xây dựng
Để lên bước đầu kế hoạch xây nhà, đầu tiên, bạn cần xác định loại hình nhà mong muốn. Hiện nay, tại Việt Nam có một số kiểu nhà phổ biến bao gồm:
1.1. Biệt thự
Biệt thự là một dạng nhà có diện tích rộng lớn, kiểu dáng sang trọng và được trang bị nhiều tiện ích hiện đại. Đây được xem là loại nhà cao cấp nhất trong danh sách các loại nhà ở tại Việt Nam. Thông thường, ngoài diện tích lớn, các căn biệt thự thường có khuôn viên rộng bao quanh, được bảo vệ bởi hàng rào và cổng chắc chắn, mang lại cho gia đình một không gian sống an toàn, tiện nghi và yên tĩnh.
Các tiêu chuẩn phân loại biệt thự
- Đây là một ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn và được bao quanh bởi hàng rào.
- Mỗi tầng có ít nhất hai phòng ngủ và không có sự hạn chế về số tầng.
- Nhà được xây dựng với hệ thống kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch.
- Các phòng trong nhà được ngăn cách và bảo vệ bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch.
- Mái nhà có thể là mái bằng hoặc mái ngói và được trang bị hệ thống cách âm, cách nhiệt tốt.
- Nhà sử dụng vật liệu hoàn thiện chất lượng cao cho cả nội thất và ngoại thất.
- Có đầy đủ các tiện nghi như phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh và hệ thống điện nước, đảm bảo tính tiện dụng và chất lượng cực tốt.
Phân loại biệt thự theo kết cấu không gian
- Biệt thự vườn: Là dạng biệt thự truyền thống có sân vườn, thường được xây dựng ở những khu vực yên tĩnh, với diện tích đất rộng và phong cảnh đẹp. Đây là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi và thư giãn cho bạn và gia đình.
- Biệt thự phố: Là dạng biệt thự mới xuất hiện trong quá trình phát triển của đô thị. Mặc dù có diện tích đất rộng hơn so với nhà phố, nhưng diện tích của biệt thự phố vẫn khá nhỏ, đặc biệt là phần mặt tiền. Do đó, các căn biệt thự phố thường được xây cao và hợp thành một quần thể kiến trúc, không nằm một mình riêng lẻ.
1.2. Nhà cấp 1
Nhà cấp 1 được coi là loại nhà ở sang trọng và bền vững nhất trong bốn cấp độ nhà (1,2,3,4). Thông thường, nhà cấp 1 được xây dựng bằng bê tông cốt thép, có khả năng chịu lực rất tốt và tuổi thọ lâu dài. Ngoài tính ổn định, nhà cấp 1 còn có thiết kế hiện đại, nội thất sang trọng và không gian sống rộng rãi, mang lại trải nghiệm cao cấp cho cư dân.
Theo Thông tư liên bộ, các tiêu chuẩn của nhà cấp 1 bao gồm:
- Niên hạn sử dụng trên 80 năm với kết cấu chịu lực cực tốt.
- Sử dụng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch cao cấp để bảo vệ và ngăn cách các phòng trong nhà.
- Mái nhà được làm bằng bê tông cốt thép hoặc được lợp ngói, kèm theo hệ thống cách nhiệt tốt.
- Sử dụng vật liệu hoàn thiện chất lượng cho cả nội thất lẫn bên ngoài nhà.
- Cung cấp đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như phòng bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh và hệ thống điện nước vô cùng tiện lợi.
- Không có sự hạn chế hay giới hạn về số tầng xây dựng.
1.3. Nhà cấp 2
Nhà cấp 2 là một loại nhà chất lượng cao, mang vẻ đẹp thẩm mỹ và có độ bền khá cao, chỉ xếp sau nhà cấp 1. Loại nhà này có chi phí xây dựng tương đương với nhà cấp 1, bởi nó không chỉ chú trọng vào chất lượng mà còn đầu tư nhiều vào thiết kế.
Theo Thông tư liên bộ, các tiêu chuẩn của nhà cấp 2 bao gồm:
- Niên hạn sử dụng trên 70 năm với kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch cao cấp.
- Sử dụng bê tông cốt thép hoặc xây bằng gạch để bảo vệ và tạo ra các bức tường ngăn cách.
- Mái nhà có thể là bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment.
- Sử dụng vật liệu hoàn thiện chất lượng tốt cho cả trong nội thất lẫn bên ngoài căn nhà.
- Cung cấp đầy đủ các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt.
- Không có sự hạn chế hay giới hạn về số tầng được xây dựng.
1.4. Nhà cấp 3
Nhà cấp 3 – loại nhà phổ biến nhất hiện nay trong các thành phố. Với kết cấu vững chắc và độ bền cao, nhà cấp 3 đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ, hiện đại cũng như có đủ không gian và tiện nghi cho một gia đình.
Nhà cấp 3 là kiểu nhà có:
- Niên hạn sử dụng trên 40 năm với kết cấu bền vững kết hợp giữa bê tông cốt thép và gạch đỏ, hoặc xây trực tiếp bằng gạch.
- Sử dụng gạch để xây dựng căn nhà và tạo các tường ngăn cách.
- Sử dụng mái ngói hoặc Fibroociment.
- Sử dụng các vật liệu hoàn thiện thông thường, độ chịu lực vừa phải.
- Cung cấp các tiện nghi sinh hoạt cơ bản, trang trí nội thất bằng các vật liệu thông thường khác.
- Căn nhà không vượt quá 2 tầng.
1.5. Nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là loại nhà được xây dựng với chi phí thấp, nhưng vẫn đảm bảo kết cấu vững chắc, có khả năng chịu lực tốt, phù hợp cho các gia đình có điều kiện kinh tế trung bình và thấp. Đây là loại nhà phổ biến nhất tại Việt Nam, thường được tìm thấy chủ yếu ở các vùng nông thôn và khu vực ngoại ô.
Các tiêu chuẩn của nhà cấp 4 bao gồm:
- Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm với kết cấu chịu lực bằng gạch hoặc gỗ.
- Sử dụng gạch để xây dựng các bức tường bao xung quanh và tường ngăn cách.
- Sử dụng mái ngói hoặc Fibroociment để làm nên mái nhà.
- Sử dụng vật liệu hoàn thiện trong căn nhà có chất lượng thấp.
- Cung cấp các tiện nghi sinh hoạt cơ bản.
2. Những bước đầu kế hoạch xây nhà bạn nên biết
Xây nhà là một việc quan trọng, đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Vì vậy, trước khi bắt đầu xây dựng, gia chủ cần xác định rõ nhu cầu của gia đình mình. Bước đầu kế hoạch xây nhà sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn khi hoàn thiện sẽ đúng như mong muốn, phù hợp với sở thích và điều kiện kinh tế của gia đình.
2.1. Xác định nhu cầu nhà ở
Để xác định một cách chính xác nhất về nhu cầu nhà ở, bạn hãy tính toán dựa trên các thông tin sau:
- Số lượng thành viên cùng chung sống trong căn nhà.
- Các hoạt động khác ngoài việc để ở và nghỉ ngơi như làm văn phòng, quán cafe, kinh doanh kho hàng, cho thuê mặt bằng,…
- Diện tích của căn nhà, diện tích khu sân vườn, giếng trời, hồ bơi, nhà kho,…
- Loại nhà xây dựng là nhà cấp mấy (nhà cấp 4, nhà tầng, biệt thự,…).
- Phong cách và chủ đề của căn nhà là theo concept hiện đại, cổ điển hoặc theo phong cách Nhật Bản, phương Tây,…
- Thống nhất ý kiến của các tất cả các thành viên trong gia đình và dự trù khả năng có thêm thành viên mới trong nhà.
2.2. Tính toán chi phí dự trù
Có hai loại chi phí cần xem xét khi xây dựng nhà:
- Chi phí xây dựng cơ bản: Bao gồm công việc xây thô, trần nhà, móng, nền, nước sơn và các công việc tương tự khác. Các khoản chi phí này thường được tính theo diện tích xây dựng (m2). Trước khi tiến hành bước đầu kế hoạch xây nhà, bạn nên thảo luận với chủ thầu xây dựng để biết tổng chi phí dự kiến. Ngoài ra, hãy dự trù thêm 20%-30% số tiền để xử lý trong trường hợp có các chi phí phát sinh.
- Chi phí trang trí nội thất: Bao gồm các thiết bị như TV, đèn, kệ tủ, rèm cửa, ghế, bàn, cửa và các vật dụng trang trí khác. Khoản chi phí này phụ thuộc vào ngân sách của bạn và có thể thực hiện sau khi đã hoàn thành công trình xây dựng.
Nguồn tài chính để xây nhà có thể bao gồm tiền tiết kiệm của bạn hoặc của cả hai vợ chồng, hoặc tiền vay từ ngân hàng, tiền vay từ gia đình và bạn bè… Để tránh gặp phải các trường hợp có phát sinh chi phí bất ngờ, bạn lập kế hoạch chi tiết và cẩn thận. Trong quá trình xây dựng rất dễ xảy ra các chi phí không mong muốn.
2.3. Các bước đầu kế hoạch xây nhà
Nếu bạn là chủ sở hữu đất thì việc tiến hành xây dựng sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, nếu khu đất chưa được phân chia rõ ràng, đang có liên quan đến thành viên khác trong gia đình thì bạn nên tham khảo ý kiến từ văn phòng luật sư để tìm ra phương án phù hợp để tránh phải tranh chấp trong tương lai.
Trong bước đầu kế hoạch xây nhà, gia chủ cần tìm hiểu rõ về các quy định về quy hoạch trong khu vực hoặc thành phố liên quan, bao gồm quy định về chiều cao, diện tích xây dựng, số tầng, lộ giới hẻm,…. Hãy đến cơ quan địa phương để nắm rõ những thông tin này, có cái nhìn tổng quan hơn và biết được những hạn chế, yêu cầu quy hoạch, xây dựng cụ thể.
Ngoài ra, gia chủ cũng phải lưu ý các vấn đề liên quan đến hàng xóm như diện tích đất chính xác, cây xanh gần nhà hai bên, vách ngăn, lối đi, hệ thống cấp thoát nước… Nên phân chia rõ ràng, thỏa thuận về báo giá thiết kế với đơn vị thi công ngay từ lúc đầu để duy trì mối quan hệ tốt đẹp, giải quyết trước các vấn đề tranh chấp có thể phát sinh.
2.4. Tìm kiếm kiến trúc sư, đơn vị xây dựng uy tín
Kiến trúc sư là người trực tiếp lên ý tưởng, thiết kế ngôi nhà của bạn. Họ sẽ giúp bạn lựa chọn phong cách kiến trúc phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế của gia đình. Ngoài ra, kiến trúc sư cũng là người sẽ đảm bảo ngôi nhà được thi công đúng kỹ thuật, an toàn và bền vững.
Còn đơn vị xây dựng sẽ chịu trách nhiệm thi công nhà ở theo bản thiết kế của kiến trúc sư. Do đó, việc lựa chọn đơn vị xây dựng uy tín cũng rất quan trọng. Ngoài ra, gia chủ cũng cần tìm được được đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng ở gần để tiết kiệm chi phí vận chuyển, đảm bảo giá cả hợp lý, đúng thời gian, tiến độ và có điều kiện thanh toán linh hoạt.
2.5. Bước đầu kế hoạch xây nhà – Xác nhận bản vẽ thiết kế nhà
Bản vẽ hoàn chỉnh sẽ giúp cho quá trình thi công trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Để tránh trường hợp bị sai sót và không khớp với thiết kế ban đầu, trong hợp đồng ký kết sẽ bao gồm các bản vẽ và hồ sơ cần thiết, bao gồm:
- Bản phối cảnh minh họa: Bao gồm phối cảnh chính diện của công trình, các góc nhìn khác nhau, các phòng, tiểu cảnh, phối cảnh ngoại thất và nội thất nhà ở. Phần này giúp bạn hình dung được diện mạo cuối cùng của ngôi nhà sau khi hoàn thành xây dựng.
- Bản vẽ kỹ thuật: Bao gồm hồ sơ thiết kế sơ bộ, hồ sơ xin phép xây dựng và hồ sơ thiết kế kỹ thuật cho quá trình thi công.
- Hồ sơ xin phép xây dựng: Bản vẽ các mặt cắt, mặt bằng, mặt đứng và các phối cảnh khác.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công: Đây là bộ hồ sơ đầy đủ nhất để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng, bao gồm hồ sơ tính toán kết cấu, hồ sơ thiết kế hệ thống cấp thoát nước, hồ sơ thiết kế hệ thống điện, hồ sơ báo cháy, hồ sơ chống sét,…
2.6. Xin giấy phép xây dựng nhà ở
Để được hướng dẫn đăng ký giấy xin phép xây dựng nhà ở chi tiết, bạn nên liên hệ với Phòng Quản lý Đô thị hoặc Ủy ban Nhân dân phường.
Hồ sơ xin phép xây dựng cơ bản bao gồm các thành phần sau:
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Bản vẽ thiết kế: Bao gồm các bản vẽ thể hiện vị trí mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt điển hình và mặt bằng móng của toàn bộ công trình.
- Ngoài ra, cần có sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình cũng như sơ đồ hệ thống và điểm đầu nối kỹ thuật cho việc cấp nước, cấp điện và thoát nước.
- Trong trường hợp cải tạo lại hoặc sửa chữa cho công trình thì cần phải có ảnh chụp hiện trạng đi kèm.
Lưu ý rằng các yêu cầu cụ thể và các tài liệu bổ sung khác có thể được yêu cầu bởi các cơ quan chức năng địa phương. Vì vậy hãy liên hệ trực tiếp với Phòng Quản lý Đô thị hoặc Ủy ban Nhân dân phường/xã để biết thêm thông tin chi tiết.
2.7. Bước đầu trong kế hoạch xây nhà – Lựa chọn nhà thầu công trình xây nhà cho bạn
Có thể lựa chọn nhà thầu có kinh nghiệm hoặc nhờ sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp cũng như tìm kiếm sự hỗ trợ từ các kiến trúc sư có kinh nghiệm. Khi trao đổi với nhà thầu, điều quan trọng là giá cả phải được thỏa thuận rõ ràng và yêu cầu việc thực hiện thi công công trình nhà ở phải tuân thủ đúng tiến độ.
Nếu đang tìm kiếm một nhà thầu uy tín để cùng bạn xác định bước đầu kế hoạch xây nhà và thi công công trình, bạn có thể tham khảo CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG THẾ GIỚI MỚI Nwdgroup. Đây là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, quản lý và thi công các loại công trình từ nhà ở, tòa nhà, chung cư,…
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm, Nwdgroup chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
2.8. Bước đầu trong kế hoạch xây nhà – Ký kết hợp đồng và chờ đợi thi công
- Tiến hành bàn giao cho nhà toàn bộ thầu hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công.
- Nhà thầu sẽ bắt đầu lập bảng dự toán chi phí nhân công và khối lượng.
- So sánh bảng tổng chi của nhà tư vấn thiết kế và nhà thầu để kiểm tra tính hợp lý của từng mục chi phí.
- Tùy thuộc vào thời gian và điều kiện thiết kế yêu cầu, bạn có thể ký hợp đồng thi công theo ba phương thức sau:
- Chìa khóa trao tay: Nhà thầu sẽ đảm nhận toàn bộ trách nhiệm về vật tư và nhân công.
- Chủ nhà lo một phần vật tư: Chủ nhà sẽ cung cấp một số vật tư như sơn, nước, gỗ, thiết bị bếp, điện. Trong khi đó, nhà thầu sẽ thực hiện công việc thi công và lo liệu những phần vật tư còn lại.
- Chủ nhà lo vật tư: Chủ nhà tự mua các vật tư như gạch, sắt thép, xi măng, đá, sạn… và nhà thầu chỉ tính công thi công.
- Yêu cầu nhà thầu lập bảng tiến độ chi tiết và yêu cầu cung cấp vật tư theo từng giai đoạn để đảm bảo tiến độ thi công.
- Cần xem xét cẩn thận phương thức thanh toán, có thể theo thời gian hoặc theo khối lượng công trình, đồng thời cần làm rõ cách tính phí phát sinh khi có các thay đổi.
- Thời gian thực hiện dự án thi công nhà ở thông thường sẽ kéo dài từ 4-6 tháng, trong khi để xây dựng các biệt thự lớn thì có thể mất cả năm để hoàn thành.
Lời kết
Mong rằng những thông tin Nwdcgroup chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về những bước đầu trong kế hoạch xây nhà. Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến các dịch vụ của chúng tôi. NWD Design & Build chuyên xây dựng và thi công các công trình, nhà ở thì hãy nhanh tay liên hệ với Nwdcgroup qua thông qua hotline: 0777 590 737 để được nhân viên tư vấn, báo giá dịch vụ nhanh chóng và chính xác nhất.