Giá ép cọc bao nhiêu? Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá và tìm hiểu về giá thi công ép cọc – một khía cạnh quan trọng trong ngành xây dựng đặc biệt là khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình. Chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào các phương pháp thi công ép cọc và những yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định giá cước trong quá trình này nhé.
Chi Tiết Bảng Giá Ép Cọc Bê Tông Tại Hồ Chí Minh Năm 2024
Dưới đây, NWDC chia sẻ bảng giá ép cọc bê tông tại Hồ Chí Minh:
Chi tiết bảng giá ép cọc bê tông tại Hồ Chí Minh năm 2024
Số thứ tự 1
- Tiết diện: 200×200
- Mác bê tông: 250
- Thép Thái Nguyên: D14
- Thép Đa Hội: Không có
- Đơn giá cọc/m: 135,000đ
- Đơn giá ép/m: 30,000đ
- Đơn giá trọn gói/m: 165,000đ
Số thứ tự 2
- Tiết diện: 200×200
- Mác bê tông: 250
- Thép Thái Nguyên: Không có
- Thép Đa Hội: D14
- Đơn giá cọc/m: 105,000đ
- Đơn giá ép/m: 30,000đ
- Đơn giá trọn gói/m: 135,000đ
Số thứ tự 3
- Tiết diện: 200×200
- Mác bê tông: 250
- Thép Thái Nguyên: D14
- Thép Đa Hội: Không có
- Đơn giá cọc/m: 135,000đ
- Đơn giá ép/m: 30,000đ
- Đơn giá trọn gói/m: 165,000đ
Số thứ tự 4
- Tiết diện: 200×200
- Mác bê tông: 250
- Thép Thái Nguyên: Không có
- Thép Đa Hội: D14
- Đơn giá cọc/m: 105,000đ
- Đơn giá ép/m: 30,000đ
- Đơn giá trọn gói/m: 135,000đ
Số thứ tự 5
- Tiết diện: 250×250
- Mác bê tông: 250
- Thép Thái Nguyên: D14
- Thép Đa Hội: Không có
- Đơn giá cọc/m: 190,000đ
- Đơn giá ép/m: 45,000đ
- Đơn giá trọn gói/m: 235,000đ
Tìm Hiểu Về Bảng Giá Ép Cọc Ly Tâm Tròn D300, D350, D400, D500, D600
Tìm hiểu về bảng giá ép cọc ly tâm tròn D300, D350, D400, D500, D600:
Tìm hiểu về bảng giá ép cọc ly tâm tròn
Chi Tiết Về Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D300
- Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC: #600-800
- Chiều dài Cọc/m: 6,7,8,9,10,11,12
- Báo giá/md: 200.000-210.000
Chi Tiết Về Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D350
- Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC: #600-800
- Chiều dài Cọc/m: 6,7,8,9,10,11,12
- Báo giá/md: 260.000-270.000
Chi Tiết Về Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D400
- Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC: #600-800
- Chiều dài Cọc/m: 6,7,8,9,10,11,12
- Báo giá/md: 330.000-350.000
Chi Tiết Về Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D500
- Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC: #600-800
- Chiều dài Cọc/m: 6,7,8,9,10,11,12
- Báo giá/md: 430.000-460.000
Chi Tiết Về Cọc Ly Tâm Đúc Sẵn PC, PHC – D600
- Mác cọc Ly Tâm, PC, PHC: #600-800
- Chiều dài Cọc/m: 6,7,8,9,10,11,12
- Báo giá/md: 540.000-560.000
Tìm Hiểu Về Ép Cọc
Ép cọc là một phương pháp tăng độ chịu lực cho nền móng. Bằng cách đưa cọc cừ, cọc bê tông, hoặc cọc thép vào lòng đất thông qua đó tạo ra sự nén, dọc, hoặc nở đối với vùng xung quanh cọc. Quá trình này thường sử dụng các thiết bị máy móc chuyên dụng như máy ép cọc, máy đóng cọc cừ, máy kẹp cọc.
Công việc ép cọc thường bắt đầu bằng việc xác định vị trí đóng cọc dựa trên bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu thiết kế. Tiếp theo, các loại cọc phù hợp sẽ được chọn lựa phù hợp với đặc tính đất đai và yêu cầu kỹ thuật của công trình.
Việc định vị và gia cố đất sẽ được tiến hành trước khi cọc được đóng vào vị trí xác định. Sau đó, máy ép cọc hoặc các đầu máy móc khác sẽ tiến hành đóng cọc xuống đất hoặc vữa theo quy trình được thiết kế trước đó.
Như Thế Nào Là Ép Cọc Bê Tông
Ép cọc bê tông là một phương phápthi công xây dựng hạ tầng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Qua việc sử dụng các loại máy ép cọc bê tông như máy Neo, robot, búa rung, ngành xây dựng đã đạt được hiệu quả lớn trong việc tạo độ chắc chắn cho nền móng. Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong thi công các công trình cao tầng.
Những phương pháp thi công ép cọc bê tông phổ biến
Sự phát triển của ngành xây dựng cũng đã đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại hơn trong quá trình ép cọc bê tông. Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp ép cọc bê tông không chỉ giới hạn trong các công trình nhỏ mà còn được sử dụng rộng rãi từ công trình ngõ hẹp đến các công trình lớn đồ sộ. Điều này đã đem lại sự đảm bảo về tính an toàn, độ chắc chắn và hiệu quả của các công trình xây dựng.
Giới Thiệu Về Cọc Bê Tông Cốt Thép
Cọc bê tông cốt thép đã từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong ngành xây dựng và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau. Hiện nay, cọc bê tông cốt thép chủ yếu chia thành hai loại chính: cọc tròn ly tâm và cọc vuông bê tông cốt thép.
- Cọc tròn ly tâm, với các kích thước đa dạng như D300, D350, D400, D450, D500, D600, D700, D800, D900, được sản xuất hàng loạt theo dây truyền công nghiệp. Chúng được làm từ sợi thép phi 10, cuốn tròn theo những dây thép chủ, sau đó đổ bê tông theo phương pháp ly tâm trước khi được gia công trong lò công nghiệp với nhiệt độ 100 độ C.
- Cọc vuông bê tông cốt thép, mặc dù không được sản xuất theo quy trình công nghiệp như cọc tròn ly tâm. Sản xuất loại cọc này theo hình thức thủ công hơn, thông qua việc thực hiện trộn bê tông tươi, bo sắt, đổ bê tông vào khuôn, chờ bê tông khô rồi mới nhẫc khỏi khuôn. Cọc vuông bê tông cốt thép có nhiều loại kích thước như 200×200, 250×250, 300×300, 350×350, 400×400.
Những Phương Pháp Thi Công Ép Cọc Bê Tông Phổ Biến
Sau khi đã tìm hiểu giá ép cọc bao nhiêu. Thì tiếp theo bạn cần biết có những phương pháp ép cọc nào. Sẽ có hai phương pháp chính được sử dụng để ép cọc trong ngành xây dựng.
Phương Pháp Ép Cọc Bê Tông Bằng Cách Ép Đỉnh Cọc Bê Tông
- Phương pháp ép cọc đỉnh là một phương pháp thủ công đơn giản nhất trong quá trình thi công. Người thi công sử dụng máy ép thủy lực tác động từ trên đỉnh cọc. Tạo lực tác động lên cọc một cách từ từ để ép cọc xuống đất sao cho vững chắc. Sử dụng máy ép thủy lực để tạo ra lực lớn hơn so với lực ma sát từ đất cát. sau đó đưa cọc xuống đất khoảng từ 6 – 8m.
- Ưu điểm của phương pháp này là quy trình ép cọc đơn giản, hiệu quả và thực hiện được trên hầu hết các loại đất. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian thi công sẽ lâu. Vì đòi hỏi sự thực hiện thủ công và tốn rất nhiều sức lao động khi không có máy móc hỗ trợ. Sử dụng máy ép thủy lực cũng đòi hỏi hệ thống khung đỡ tương đối phức tạp và mất thời gian.
Thi công ép cọc
Phương Pháp Ép Cọc Bê Tông Bằng Cách Ôm
Phương pháp ép cọc ôm cũng tương tự với phương pháp ép đỉnh. Tuy nhiên, ở phương pháp ép cọc ôm, lực tác dụng được thực hiện ở cả hai bên hông của cọc mà không tác dụng lên đỉnh cọc. Phương pháp này thích hợp cho mọi loại đất mà không cần đến sự hỗ trợ của giá khung cọc.
Ưu điểm của phương pháp ép cọc ôm là tiết kiệm thời gian. Hiệu quả tốt và không cần hệ khung di động để cố định cọc. Do đó áp dụng được với mọi loại cọc dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là lực ép không mạnh như phương pháp ép đỉnh. Điều này khiến cho việc ép cọc xuống trở nên khó khăn đối với các nền đất sét hoặc đất sét, do lực ma sát quá lớn. Do đó, phương pháp này chỉ phù hợp với một số nền đất nhất định. Độ phổ biến không cao như phương pháp ép cọc đỉnh.
Phương Pháp Ép Cọc Bằng Neo
- Phương pháp thi công ép cọc bằng máy Neo là phương pháp đóng cọc bằng cách khoan mũi neo sâu vào lòng đất để tạo đối trọng thay thế tải sắt hoặc tải bê tông. Thường được áp dụng cho các công trình nhà ở dân dụng, nhà xưởng nhỏ, khách sạn hoặc nhà nghỉ. Mũi khoan neo có chiều dài 1.5m, đường kính 35cm, độ dày khoảng 15mm.
- Ưu điểm của phương pháp này là việc thi công nhanh chóng, dễ dàng thực hiện ở cả các mặt bằng chật hẹp. Không ảnh hưởng đến công trình liền kề, ít gây tiếng ồn và chi phí thấp. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khả năng chịu lực không bằng ép tải sắt. Nếu công trình cần tải lớn, việc xác định chiều sâu chôn cọc trở thành một yếu tố quan trọng.
Phương Pháp Thi Công Ép Cọc Bằng Máy Bán Tải
Phương pháp thi công ép cọc bằng máy bán Tải là quá trình sử dụng máy thủy lực để đẩy cọc sâu xuống dưới lòng đất. Phương pháp này phổ biến và áp dụng cho cả nhà ở và các công trình quy mô lớn. Lực ép của máy bán Tải thường dao động trong khoảng 50 đến 60 tấn.
Ưu điểm của phương pháp này bao gồm chi phí thấp, phù hợp với nhiều dự án khác nhau. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thời gian thi công kéo dài và độ an toàn không cao bằng các phương pháp khác như ép bằng máy Neo hay Robot.
Phương Pháp Thi Công Ép Cọc Bằng Máy Tải
Trong khi đó, phương pháp thi công ép cọc bằng máy Tải sử dụng sức tải từ đối trọng để tạo lực đẩy cọc sâu xuống đất. Máy ép Tải có tải trọng khoảng từ 60 đến 150 tấn. Phương pháp này thích hợp cho các công trình cao tầng và quy mô lớn. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu một mặt bằng rộng rãi mới có thể thi công. Tốn nhiều thời gian và có chi phí cao, cũng như gây tiếng ồn lớn.
Lời Kết
Giá ép cọc bao nhiêu? Có những phương pháp thi công ép cọc phổ biến nào? Đều đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết và đầy đủ ở bài viết trên. Theo dõi chúng tôi để biết nhiều thông tin hấp dẫn hơn về báo giá thi công xây dựng dân dụng nhé.
Liên hệ NWD Design & Build Thiết kế thi công xây dựng uy tín
Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế – thi công xây dựng nhà ở, biệt thự, nhà phố, căn hộ hãy liên hệ với NWD Design & Build, chúng tôi sẽ thực hiện giấc mơ xây dựng tổ ấm cho bạn.
Công ty Cổ phần Tư Vấn Thiết Kế & Xây Dựng Thế Giới Mới
NWD Design & Build
MST: 0315 595 978
Hotline: 0777 590 737
Zalo: 0777 590 737
Email: information@nwdcgroup.com