BÊ TÔNG VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG

BÊ TÔNG VÀ QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG
09/06/2023 09:44 AM 960 Lượt xem

Bê tông là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến và đa dụng nhất trong ngành xây dựng. Vì nó có tính chất chịu lực tốt, độ bền cao và khả năng chống chịu thời tiết xuất sắc. Điều này đã khiến cho bê tông trở thành vật liệu không thể thiếu trong việc xây dựng các công trình từ nhỏ đến lớn.

Tuy nhiên, để đảm bảo sự bền vững và duy trì chất lượng của bề mặt bê tông, việc thực hiện bảo dưỡng đúng cách là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về bê tông và các phương pháp bảo dưỡng bê tông hiệu quả để duy trì sự chắc chắn và đẹp mắt của nó nhé.

1.Tìm Hiểu Bê Tông Là Gì?

Bê tông, hay còn gọi là "Concrete" trong tiếng Anh. Đây là một loại vật liệu xây dựng nhân tạo được tạo ra bằng cách trộn các thành phần như cát, đá dăm, tro, sỏi, xỉ hoặc đất sét, đá phiến cháy (cốt liệu mịn). Cùng với cốt liệu thô và chất kết dính. Tùy thuộc vào yêu cầu của thiết kế công trình, các thành phần này sẽ được kết hợp với tỷ lệ cụ thể.

bảo dưỡng bê tông, bê tông
Cách Bảo Dưởng Bê Tông Tại NWDC

Cốt liệu mịn thường được sử dụng để tạo ra bề mặt mịn và các tấm bê tông, trong khi cốt liệu thô thường được sử dụng trong các phần của xi măng hoặc cho các cấu trúc lớn. 

2. Tính Chất Của Bê Tông

  • Chịu lực: Bê tông được ưa chuộng vì khả năng chịu lực tuyệt vời. Phổ biến trong việc xây dựng các công trình như nền móng, cầu đường, tường và sàn. Đáp ứng yêu cầu về độ bền cơ học trong các ứng dụng xây dựng.
  • Bền vững: Bê tông thể hiện độ bền ấn tượng và khả năng chống lại tác động của thời tiết, axit, kiềm và các yếu tố môi trường khác. Đảm bảo cho các công trình xây dựng có tuổi thọ lâu dài và ít đòi hỏi về bảo trì.
  • Cách nhiệt và cách âm: Khả năng cách nhiệt và cách âm của bê tông tạo ra không gian sống thoáng mát và yên tĩnh. Tăng cường sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng.

Trên đây là 3 tính chất của bê tông mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn trong bài “ bảo dưỡng bê tông” này.

3. Tầm Quan Trọng Của Việc Bảo Dưỡng Bê Tông

Việc bảo dưỡng bề mặt bê tông thường không được chú trọng đúng mức. Điều này có thể tạo ra những tình huống nguy hiểm, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Việc bề mặt bê tông mất nước quá nhanh trước khi kết cứng đủ có thể dẫn đến việc xuất hiện các vết rỗ. Làm giảm chất lượng của bề mặt bê tông. 

Ngay cả khi việc cung cấp vật liệu bê tông được thực hiện đầy đủ, nếu quá trình bảo dưỡng không tuân theo các yêu cầu kỹ thuật cần thiết. Thì chất lượng của bề mặt bê tông cũng không thể đạt được mức độ tốt nhất.

4. Các Loại Bê Tông

Bê tông là vật liệu xây dựng phổ biến và đa dạng. Mỗi loại bê tông có ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp cho các công trình xây dựng khác nhau. Để đảm bảo chất lượng công trình, việc báo giá thi công báo giá thi công dự án hạ tầng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn loại bê tông phù hợp. Cùng chúng tôi tìm hiểu những loại bê tông phổ biến cho việc thi công nhà ở, thi công chung cư, thi công cửa hàng,...

Bê Tông Tươi

Bê tông tươi, hay còn gọi là bê tông trộn sẵn. Là một loại bê tông được sản xuất sẵn từ cát, đá, nước, xi măng và phụ gia theo tỷ lệ nhất định để tạo ra sản phẩm với các đặc tính khác nhau. Loại bê tông này đang được ưa chuộng nhờ thời gian thi công nhanh, tiết kiệm sức lao động và chi phí thuê nhân công.

bảo dưỡng bê tông, tưới nước cho bê tông
Cách bảo dưỡng bê tông

Ngoài ra, nó còn giúp tiết kiệm mặt bằng tập kết vật liệu. Hạn chế sự lãng phí vật liệu, dễ dàng cho việc dự toán. Và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mặt khác, giá thành của bê tông tươi cũng phù hợp với nhiều đơn vị cung cấp toàn quốc. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu 

Tuy nhiên, hạn chế của loại bê tông này là việc vận chuyển bằng xe bồn trộn. Có thể gây khó khăn khi đưa vào các công trình tại những ngõ hẻm nhỏ. Đặc biệt là các công trình có quy mô lớn.

Bê Tông Cốt Thép

Bê tông cốt thép là sự kết hợp giữa bê tông và thép. Trong đó cả hai vật liệu đều tham gia vào quá trình chịu lực. Với bê tông thông thường, cường độ chịu kéo thường thấp. Do đó cần thêm thành phần cốt thép để tăng cường độ chịu kéo của bê tông. Loại bê tông này thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình giao thông. Đóng vai trò chịu lực chính cho cả công trình.

Ưu điểm của bê tông cốt thép bao gồm sự tối ưu về giá thành. Khả năng chịu lực và chống cháy tốt. Đồng thời nâng cao tuổi thọ của công trình. Ngoài ra, nó cũng dễ dàng trong việc tạo dáng các kết cấu, mang lại sự linh hoạt cho thiết kế. 

Tuy nhiên, hạn chế của loại vật liệu này là tải trọng lớn có thể dẫn đến xuất hiện khe nứt ở những vùng chịu lực kéo lớn. Cốt thép cũng không có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt bằng vật liệu như gỗ hoặc gạch đá.

Bê Tông Nhựa

Bê tông nhựa, còn được gọi là bê tông asfalt. Thường được sử dụng để xây dựng và duy trì các công trình giao thông như đường, sân bay và bãi đỗ xe. Loại bê tông này có cấu trúc gồm đá, cát, bột khoáng và nhựa đường. Được chia thành ba lớp cấu trúc: tế vi, trung gian và vĩ mô.

Ưu điểm chính của bê tông nhựa là khả năng chịu nén, chịu cắt, chịu uốn và lực ngang tốt, ít bị hao mòn hay sinh ra bụi. Giúp tăng độ bền và tuổi thọ của công trình. 

5. Bảo Dưỡng Bề Mặt Bê Tông

Một số cách bảo dưỡng bê tông mà bạn nên biết như:

  • Phủ lớp nilon mỏng: Phủ 1 lớp nilon mỏng lên bề mặt rất quan trọng, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng. Để hạn chế quá trình mất nước đột ngột của bê tông, từ đó giảm nguy cơ nứt rỗ và giảm chất lượng của bê tông.
  • Giữ nguyên cốp pha: Điều quan trọng là giữ nguyên cốp pha để duy trì độ ẩm cho bê tông. Có thể kết hợp với việc tưới nước thường xuyên bên ngoài cốp pha trong thời tiết nắng nóng để đảm bảo độ ẩm nhất định. Đặc biệt trong tuần đầu tiên sau khi hoàn thành công việc.
  • Tưới nước và ngâm nước: Việc tưới nước vào cốp pha là cách duy trì độ ẩm tối ưu nhất. Cần thực hiện chu kỳ và đủ lượng nước để tránh tạo ra hiện tượng không đều và gây nứt chân chim. Đối với sàn, mái bê tông có bề mặt thuận lợi, nên xây gạch ve bờ để ngâm nước xi măng.
  • Vệ sinh định kỳ: Bảo vệ bề mặt bê tông bằng cách vệ sinh định kỳ. Lau chùi bụi, cặn bẩn và các vết bẩn khác bằng chất tẩy rửa. Và công cụ phù hợp nhằm duy trì sự sạch sẽ và bền vững.
  • Bảo vệ chống thấm: Đối với bề mặt bê tông, việc bảo dưỡng bê tông chuẩn nhất là phải bảo vệ chống thấm để ngăn nước và các chất lỏng xâm nhập bên trong bê tông. Sử dụng chất chống thấm và lớp phủ bảo vệ bề mặt sẽ giúp bảo vệ và kéo dài tuổi thọ của bê tông.
  • Sửa chữa và bảo trì: Khi phát hiện các vết nứt, trầy xước hoặc vấn đề khác trên bề mặt bê tông. Cần thực hiện sửa chữa kịp thời để tránh việc lan rộng và làm suy yếu cấu trúc bê tông.

6. Khi Nào Mới Được Phép Tháo Dỡ Coppha

Thời gian cần để đạt đủ độ cứng và ổn định kết cấu thường sẽ nhanh hơn so với bê tông thông thường. Tuy nhiên, quy trình tháo cốp pha vẫn cần phải đợi cho đến khi cấu kiện bê tông đạt được đủ độ cứng. Và ổn định để không gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của công trình.

7. Bảo Dưỡng Nền Móng Và Cốt Thép

  • Kiểm tra nền móng: Có kế hoạch định kỳ để kiểm tra nền móng bê tông. Để phát hiện mài mòn, nứt, hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác. Đối với nền móng sử dụng cốt thép, cần kiểm tra cả tình trạng của cốt thép. Và lớp phủ chống rỉ sét để đảm bảo tính chất cơ học và bền vững của nền móng.
  • Bảo vệ cốt thép: Cốt thép đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc bê tông. Do đó, việc bảo vệ chúng khỏi sự oxi hóa và rỉ sét là vô cùng quan trọng. Sử dụng lớp phủ chống rỉ sét. Và thực hiện kiểm tra định kỳ cũng như sửa chữa khi cần thiết. Để duy trì tính chất cơ học và sự bền vững của cốt thép.

8. Những Lưu Ý Khi Bảo Dưỡng Bê Tông

Dưới đây, NWCDgroup sẽ giới thiệu tới bạn những lưu ý khi bạn bảo dưỡng bê tông:

  • Sử dụng bạt che chắn: Có hệ thống bạt che chắn hoàn chỉnh để bảo vệ bề mặt bê tông. Và vật liệu xây dựng khỏi tác động của mưa. Bạt che cần được lắp đặt sao cho che phủ toàn bộ diện tích cần bảo vệ. Và cố định chắc chắn để tránh bị cuốn bay hoặc thấm nước.
  • Áp dụng chất phủ bảo vệ: Sử dụng chất phủ bảo vệ bề mặt bê tông và các thành phần vật liệu khác. Để tạo ra một lớp bảo vệ chống thấm. Ngăn mưa xâm nhập và gây ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
  • Thiết kế hệ thống thoát nước: Đảm bảo thiết kế hệ thống thoát nước hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng ngập lụt. Và tạo ra lưu lượng thoát nước tối ưu khi gặp mưa. Giúp bảo vệ bề mặt bê tông và các vật liệu xây dựng khác.

Lời Kết

Bảo dưỡng bê tông đúng cách là rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo bài viết trên của chúng tôi để biết những phương pháp bảo dưỡng bề mặt bê tông nhé.

zalo
Hotline
Hotline