Khi thực hiện việc tô trát tường, có một số điều quan trọng cần đảm bảo để đạt được kết quả tốt nhất. Và bảo đảm tính an toàn cũng như độ bền của công trình. Từ việc chuẩn bị bề mặt, chọn lựa vật liệu đến kỹ thuật thực hiện. Mọi công đoạn đều cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Trong bài viết này, KTS Đặng Xuân Lâm sẽ giới thiệu tới bạn những Công đoạn tô trát tường cần đảm bảo gì nhé.
Một Số Yêu Cầu Cần Được Chú Ý Trước Khi Trát Tường
Khi quyết định tiến hành công tác trát tường sau 2 ngày khi tường mới xây. Việc chuẩn bị và xử lý bề mặt rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của quá trình trát. Dưới đây là các điểm cần chú ý và thực hiện một cách cẩn thận:
Một số yêu cầu cần được chú ý trước khi trát tường
- Lắp đặt mạng dây ngầm: Trước khi trát, nên lắp đặt mạng dây ngầm. Như điện, nước, điện thoại, truyền hình, cáp máy tính vào lớp trát. Điều này sẽ giúp tránh việc phá hoặc làm hỏng lớp trát sau khi hoàn thành.
- Chèn kín các lỗ hở và xử lý bề mặt nền trát: Trước khi trát, cần bịt kín các khe hở lớn và xử lý cho phẳng bề mặt nền trát. Điều này sẽ giúp đảm bảo bề mặt trát trên nền chắc chắn và đồng đều. Đây cũng là một trong những bước quan trọng cho câu hỏi công đoạn tô trát tường cần đảm bảo gì.
- Chuẩn bị bề mặt trước khi trát: Bề mặt trát cần được cọ rửa bụi bẩn. Làm sạch rêu mốc, tẩy sạch dầu mỡ bám dính bề mặt công trình trước khi tiến hành công tác trát. Bằng việc làm sạch bề mặt trước khi trát. Chúng ta sẽ đảm bảo tính kết dính của lớp trát và ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết điểm sau này.
- Đóng lưới thép chống nứt: Tiến hành đóng lưới thép chống nứt trên các kết cấu cùng mặt phẳng tường xây. Tại vị trí giữa kết cấu bê tông kết cấu chính và khối tường xây.
Những bước thực hiện này đều sẽ được đội thi công thực hiện. Nếu bạn còn muốn biết rõ ràng hơn về giá thi công, hãy nhờ họ báo giá thi công chi tiết nhé.
Chi Tiết Công Đoạn Tô Trát Tường Đảm Bảo
Trong công đoạn tô trát tường, bên xây dựng cần thực hiện đầy đủ và chính xác các bước.
Bước Chuẩn Bị Để Trát Tường
Để thực hiện công tác trát tường một cách hiệu quả. Việc chuẩn bị và sắp xếp các dụng cụ cũng như kiểm tra mặt bằng. Và chuẩn bị nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bước chuẩn bị cụ thể cần thực hiện trước khi tiến hành công tác trát tường:
- Chuẩn bị dụng cụ: Trước hết, cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như bày, bàn xoa, thước, xẻng, xe rùa, xe đẩy. Và các dụng cụ khác phù hợp với quy mô công việc.
- Chuẩn bị mặt bằng: Trước khi trát, cần tiến hành kiểm tra xem mặt bằng cần trát có phẳng không. Sau đó chuẩn bị vệ sinh mặt trát và tưới nước để chuẩn bị bề mặt trước khi trát. Việc này giúp tạo độ ẩm cần thiết và làm tăng độ dính của vữa trát.
- Chuẩn bị nguyên vật liệu: Cần chuẩn bị đủ nguyên vật liệu. Bao gồm cát, nước, xi măng.. để đảm bảo quá trình trát diễn ra liên tục và không bị gián đoạn.
- Kiểm tra chất lượng bề mặt: Chất lượng lớp trát rất phụ thuộc vào bề mặt cần trát. Bề mặt cần trát phải có độ cứng tốt, chắc chắn. Đối với tường, cần phải chờ cho tường khô đủ sau khi xây (thường sau khoảng 2 ngày) mới được trát. Điều này đảm bảo rằng quá trình trát diễn ra trên một bề mặt lý tưởng và đạt kết quả tốt nhất.
Các bước trộn vữa khi trát
Những Kỹ Thuật Khi Trát
Hãy để NWDC trả lời cho bạn câu hỏi công đoạn tô trát tường cần đảm bảo gì nhé. Dưới đây là các bước cụ thể để tiến hành trát tường và trần một cách chính xác và rõ ràng:
- Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như bay, bàn xoa, thước, xẻng, xe rùa, xe đẩy và nguyên liệu cần thiết như vữa xi măng mác 75, cát, nước, phụ gia.
- Thực hiện trát theo bề dày của mốc đánh dấu và kiểm tra độ dính kết cấu bằng cách trát thử vài chỗ.
- Tạo mạch ngừng hình gãy khi ngừng trát. Cắt lớp vữa trát thẳng góc để đảm bảo tính chính xác và đồng đều.
- Đảm bảo lớp vữa trát bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình. Nhẵn phẳng, đúng độ dày và các đường gờ cạnh phải ngang bằng hay thẳng đứng.
- Kiểm tra mặt phẳng của tường và trần bằng thước nhôm theo nhiều phương để đảm bảo tính chính xác.
- Chú ý kiểm tra các chi tiết như khe nứt, gồ ghề, chân chim, chân tường, chân lò, bếp và các cạnh cột. Gờ cửa, tường, góc vuông cần kiểm tra bằng thước ke góc.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc trên giàn giáo. Hoặc trên cao và đảm bảo việc làm nhám bề mặt gỗ trước khi trát tiếp giáp giữa gạch và gỗ.
- Che đậy cẩn thận bề mặt trát sau khi hoàn thành để tránh tác động của thời tiết và va chạm vô tình.
- Giữ ẩm cho bề mặt trát liên tục trong 3 ngày sau khi hoàn thành quá trình trát.
Các Bước Trộn Vữa Khi Trát – Công Đoạn Tô Trát Tường Cần Đảm Bảo Gì
Để trộn vữa một cách hiệu quả và chính xác. Dưới đây là cách thực hiện từng loại vữa cụ thể:
- Vữa vôi: Trộn vôi với nước cho đến khi hỗn hợp trở nên nhuyễn. Sau đó, trộn hỗn hợp vôi đã nhuyễn với cát cho đến khi đạt được độ đồng nhất.
- Vữa xi măng: Trộn khô xi măng với cát đến khi đạt được sự kết hợp đồng nhất. Tiếp theo, đổ nước vào hỗn hợp khô trên. Và tiếp tục trộn cho đến khi đạt được độ nhuyễn cần thiết.
- Vữa tam hợp: Trộn khô cát và xi măng với nhau để đạt được sự phối trộn đồng nhất. Sau đó, thêm vôi nước nhuyễn vào hỗn hợp trên. Và tiếp tục trộn cho đến khi đạt được độ nhuyễn mong muốn.
Hướng Dẫn Đầy Đủ Quy Trình Trát Tường Nhà
Quy trình thi công xây dựng dân dụng cần được thực hiện một cách cẩn thận theo trình tự sau đây:
Một số những lưu ý khi tô trát tường
- Trát từ trên xuống dưới để đảm bảo tính đồng đều của lớp vữa trát trên bề mặt tường.
- Thực hiện “vã” vữa thành nhiều lớp trước. Sau đó đợi cho lớp trát khô hoàn toàn trước khi tiến hành vào lớp hoàn thiện tiếp theo.
- Sử dụng bay để vào vữa trên bề mặt tường. Sau đó sử dụng bàn xoa để xoa lớp hoàn thiện.
- Sử dụng thước tầm để cán bề mặt hướng từ dưới lên. Để đảm bảo sự đồng đều và mịn màng của lớp vữa trát.
- Bù vào những vị trí lõm trên bề mặt rồi tiếp tục cán để tạo độ phẳng cho bề mặt tường.
- Chờ cho lớp vữa trát se lại. Sau đó sử dụng bàn xoa để xoa lớp trát, tạo ra bề mặt phẳng và mịn màng.
- Trong quá trình thi công, cần sử dụng đèn để rọi liên tục vào trực tiếp bề mặt tường trát. Nếu phát hiện bề mặt lõm, cần bổ sung và chà lại để tạo độ phẳng hoàn toàn cho tường trát.
Bước Kiểm Tra Và Sửa Chữa Bề Mặt Bị Nứt
Việc sửa chữa tất cả các vết nứt, chỗ gióp được thực hiện bằng cách tạo bờ vữa thành hình chữ nhật. Sau đó các cạnh hình chữ nhật đó được cắt bên dưới để tạo thành các chốt đuôi én. Bề mặt được làm sạch và hồ xi măng được quét lên. Sau đó vữa được trát lại để bằng mặt với lớp xung quanh. Quá trình này đảm bảo rằng việc sửa chữa được thực hiện một cách cẩn thận và đúng. Giúp bảo tồn và nâng cao chất lượng bề mặt tường và sự đồng nhất của công trình xây dựng.
Một Số Những Lưu Ý Khi Tô Trát Tường
Để đạt được chất lượng trát tường tối ưu, việc tuân thủ các nguyên tắc và quy trình sau đây là rất quan trọng:
- Tuân thủ thứ tự trát: Trát trần, dầm trước rồi mới tiếp tục trát tường và cột sau đó.
- Đảm bảo độ dày của lớp trát: Trát theo độ dày của mốc đánh dấu, và nên trát thử vài chỗ để kiểm tra độ dính của vữa trát.
- Phân chia chiều dày lớp trát: Chiều dày của lớp trát từ 10 – 20mm. Cần phải chia thành nhiều lớp mỏng từ 5-8mm để tránh tình trạng phồng, dột và nứt.
- Thực hiện 03 lớp vữa trát: Bao gồm lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài, sử dụng vữa xi măng mác 75.
- Kiểm tra và bảo dưỡng: Kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát. Và sau khi trát xong, cần phải bảo dưỡng bề mặt trát, giữ ẩm trong 7 đến 10 ngày.
- An toàn lao động: Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn giá hoặc trên cao.
- Tận dụng lại vữa: Tận dụng lại vữa rơi bên dưới đã có vật lót để tiếp tục trát.
- Xử lý chỗ tiếp giáp giữa gạch với gỗ: Nhảm bề mặt gỗ rồi mới trát vữa.
Lời Kết
Công đoạn tô trát tường cần đảm bảo gì? Tất cả câu trả lời đầy đủ cho công đoạn này đã được chúng tôi chia sẻ đầy đủ ở bài viết trên. Hy vọng mọi bước mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện đầy đủ các bước.