Chống Thấm Bằng Sika Hay Kova 

Trong lĩnh vực xây dựng và thi công chống thấm, Kova CT 11A và Sika 1F là hai loại vật liệu pha xi măng được rất nhiều người biết đến. Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan và có sự lựa chọn giữa chống thấm bằng Sika hay Kova hợp lý, dưới đây NWD sẽ cung cấp một số đánh giá về hai loại chống thấm này nhé.

Giới thiệu về chống thấm Kova Ct-11a

Giới thiệu về chống thấm Kova Ct-11a
Giới thiệu về chống thấm Kova Ct-11a
  • Thành phần: Tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, tỷ lệ pha xi măng 1:1 (01 Kg CT-11A Gold với 01 Kg xi măng).
  • Tính năng:
    1. Ngăn cản hoàn toàn nước thấm từ bên ngoài vào, cho phép bề mặt nền vẫn thoát hơi nước dễ dàng.
    2. Bề mặt chống thấm hoàn thiện có độ nhám cao, liên kết vữa hồ tiếp theo với nhau rất chắc chắn.
    3. Độ bền thử nghiệm tại Mỹ trên 15 năm, chất lượng chống thấm cao.
    4. Không cháy, không chứa chì, không độc hại, thuỷ ngân.
    5. An toàn thi công và sử dụng, dễ trộn và dễ thi công xây dựng dân dụng.
    6. Không cần trộn thêm với nước, dễ thi công bằng chổi, ru, hoặc máy phun.
    7. Hiệu quả chống thấm rất cao.Có khả năng bám dính tốt lên bề mặt vữa cũng như bê tông.
    8. Thân thiện với môi trường.
  • Khu vực sử dụng: Bể nước, bể cá, tầng hầm, sàn nhà vệ sinh, ban công sân thượng, máng xối sê nô.
  • Bao bì: 1 Kg/ 4 Kg/ 20 Kg.
  • Định mức: 1 Kg chống thấm 2,0 m2 – 2,5 m2, Chống thấm 2 – 3 lớp.
  • Giá bán: 115,000 đ/1Kg.

Giới thiệu về chống thấm Sika 1f

  • Thành phần: Poly Vinyl Acetate, các loại phụ gia khác, tỉ lệ pha 1 sika 1f: 0.6 xi măng khối lượng.
  • Tính năng:
    1. Chống thấm hoàn toàn nước thấm từ bên ngoài vào, tạo bề mặt chống thấm hoàn thiện có độ nhám cao.
    2. Độ bền cao khi thử nghiệm.
    3. Không cháy, không độc hại, thuỷ ngân, không chứa chì.
    4. Hiệu quả chống bám dính tốt, thấm rất cao.
    5. Được sử dụng trong các khu vực như mái bê tông, ban công, sân thượng, khu vực vệ sinh, khu vực ẩm ướt, và các bề mặt tường.
  • Bao bì: 2 Kg / 6 Kg / 18 Kg.
  • Định mức: 0.5 – 0.6 kg/m²/lớp, Tiêu chuẩn 2 lớp.
  • Giá bán: 76,000 đ/1Kg.

Đánh giá ưu và nhược điểm của vật liệu chống thấm Kova CT11A 

Vật liệu chống thấm Kova là sản phẩm tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, được sử dụng để chống thấm cho bề mặt bê tông và sàn nhà xi măng.

Ưu điểm sử dụng vật liệu chống thấm Kova

  • Kháng nước một cách triệt để. Bề mặt có thể bốc hơi nước nhanh chóng và dễ dàng.
  • Tạo liên kết và có bám dính tốt giúp chống thấm hiệu quả.
  • Thích hợp cho môi trường nước, đặc biệt là nước có độ kiềm cao.
  • Không cháy, an toàn, đặc biệt không gây ảnh hưởng độc hại cho môi trường.
  • Thời gian thi công ngắn, chỉ cần 7 ngày sau khi thi công là đã có thể sử dụng.

Nhược điểm sử dụng vật liệu chống thấm Kova

  • Thiếu sự đa dạng về sản phẩm để lựa chọn, dễ gây nhầm lẫn khi ứng dụng thực tế.
  • Khó phân biệt hiệu quả giữa CT 11A Gold và CT 11A Plus cho sàn và tường.
  • Khó tìm giải pháp thay thế trong hệ thống Kova.

Đánh giá ưu và nhược điểm của vật liệu chống thấm Sika 1F

Vật liệu chống thấm Sika, được sản xuất bởi công ty trực thuộc tập đoàn Sika AG, Thụy Sĩ. Sika được ứng dụng chống thấm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm sàn, mái và nhiều công trình khác như sàn nhà vệ sinh, trần chung cư, sân thượng, tầng hầm, bể chứa nước và nhiều công trình khác.

Đánh giá ưu và nhược điểm của vật liệu chống thấm Sika 1F
Đánh giá ưu và nhược điểm của vật liệu chống thấm Sika 1F

Ưu điểm của chống thấm Sika

  • Sản phẩm phong phú và áp dụng rộng rãi, bao gồm nhiều loại như Sikatop Seal 107, Sikabit Pro P30, Sika Latex, Sikaproof Membrane, Sikalastic 590.
  • Ứng dụng trong nhiều công trình dân dụng như sàn mái bê tông, ban công, khu vực ẩm ướt, bề mặt tường nhà tắm và nhà vệ sinh.
  • Hiệu quả kinh tế cao, dễ trộn và thi công, không yêu cầu kỹ thuật cao.
  • Hiệu quả chống thấm cao, khả năng bám dính trên bề mặt bê tông và vữa.
  • An toàn và thân thiện với môi trường và trong quá trình thi công.

Nhược điểm của chống thấm Sika

  • Không chịu được chấn động mạnh.
  • Dễ nứt bề mặt khi để lộ thiên và có tính đàn hồi kém.
  • Chuẩn bị bề mặt đủ tiêu chuẩn kéo dài thời gian thi công.
  • Định mức vật tư cao nếu muốn có lớp chống thấm dày theo ý muốn.

Chi tiết các cách sử dụng và thi công chống thấm bằng Sika hay Kova

Để bảo vệ kết cấu và ngăn nước thấm dột trong công trình xây dựng, việc thi công hai vật liệu chống thấm như Sika 1F và Kova Ct-11a là một phương pháp hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn thi công cơ bản cho việc sử dụng hai vật liệu này:

Thi công chống thấm Kova 

Khi thi công chống thấm với sản phẩm Kova, quá trình chuẩn bị bề mặt cần được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo rằng bề mặt bê tông không bị bong tróc và phải được vệ sinh kỹ lưỡng để loại bỏ rêu mốc, dầu mỡ nhằm tạo điều kiện kết dính tốt của chất chống thấm Kova lên xi măng.

Đối với công trình mới, thi công chống thấm nên để kết cấu xi măng ổn định ít nhất 21 ngày trước khi bắt đầu thi công sơn phủ Kova.

Sau đó, việc pha hỗn hợp Kova và xi măng cần được thực hiện như sau:

  1. Trước tiên, pha trộn xi măng với nước để tạo hỗn hợp nhuyễn, sau đó pha theo tỷ lệ với chất chống thấm Kova.
  2. Sử dụng chổi cọ hoặc rulo để phủ hỗn hợp đã được khuấy đều lên bề mặt. Mỗi lớp phủ cách nhau khoảng 6-8 giờ và nên để lớp đầu khô 1-2 ngày trước khi phủ lớp tiếp theo.
  3. Thời gian thi công nhanh chóng, chỉ sau 7 ngày vật liệu đã đạt được độ cứng tuyệt đối.
Chi tiết các cách sử dụng và thi công chống thấm bằng Sika hay Kova
Chi tiết các cách sử dụng và thi công chống thấm bằng Sika hay Kova

Thi công chống thấm Sika 1F

Khi thi công sơn chống thấm Sika, cũng cần đảm bảo bề mặt sạch sẽ, không bị thấm nước hay bong tróc. Cần xử lý những khu vực không nguyên vẹn trước khi thi công sơn Sika.

Quá trình pha hỗn hợp Sika 1F có thể được thực hiện như sau:

  1. Trước khi trộn Sika với xi măng, cần khuấy đều hỗn hợp, sau đó từ từ đổ xi măng vào thùng trộn để đạt hỗn hợp đồng nhất. Có thể sử dụng máy trộn cưỡng bức để trộn cho đều hơn.
  2. Khi thi công, có thể sử dụng máy phun, chổi hoặc cọ để thực hiện. Mỗi lớp nên cách nhau khoảng 4-8 giờ (điều kiện nhiệt độ +20 độ C). Nếu thi công trên mặt sàn hoặc mặt nằm ngang, thời gian cho lớp tiếp theo cần khoảng 24 giờ để tránh làm hỏng lớp thi công.
  3. Tại những vị trí yếu trên bề mặt, nên kết hợp thêm lưới thủy tinh để đạt hiệu quả chống nứt và chống thấm tốt hơn.

Những lưu ý khi thực hiện thi công chống thấm bằng Sika hay Kova

Khi thực hiện thi công chống thấm bằng Kova hay Sika 1F, cần chú ý các bước sau:

  1. Vệ sinh bề mặt cần thi công để loại bỏ bụi bẩn và vật cản. Nếu bề mặt hư hại như bong tróc hoặc không đều, cần áp dụng các biện pháp để khôi phục trước khi thi công.
  2. Loại bỏ màng sơn cũ, chất bẩn và rêu rong, đảm bảo bề mặt sạch trước khi thi công. Nếu bề mặt quá khô, có thể dùng rulo được làm ẩm với nước sạch và lăn qua bề mặt.
  3. Trong quá trình trộn vật liệu chống thấm với xi măng, cần chú ý tuân thủ tỷ lệ ghi trên bao bì và không trộn thêm nước vào quá trình làm hỗn hợp hoặc thi công chống thấm.
  4. Tuân thủ thời gian thi công để công trình đạt độ cứng và chống thấm tối đa. Chú ý thời gian giữa các lớp, tránh làm hỏng lớp ban đầu.
  5. Dụng cụ sử dụng khi thi công cần được vệ sinh sạch sẽ và bảo vệ bề mặt để không làm ảnh hưởng tới lớp chống thấm đang thi công.

Kết Bài

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đầy đủ và chi tiết ưu nhược điểm của 2 loại chống thấm và giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Chống thấm bằng Sika hay Kova”.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn thiết kế & xây dựng hoàn thiện nội thất – ngoại thất vui lòng liên hệ:

Báo giá thiết kế thi công nội thất trọn gói

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG THẾ GIỚI MỚI

NWD Design & Build

MST: 0315 595 978

Hotline: 0777 590 737

Zalo: 0777 590 737

Email: information@nwdcgroup.com

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo Chat Zalo facebook Chat Face whatsapp Gọi hỗ trợ