XỬ LÍ NỀN ĐẤT YẾU TRONG XÂY DỰNG

Nền đất yếu luôn là một vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực xây dựng. Nền đất chống cự cả công trình, vì vậy là thế nào để xử lý nền đất yếu hiệu quả vẫn là mối quan tâm hàng đầu khi bắt đầu xây dựng một công trình nào đó. Vậy nền đất yếu là như thế nào? Có những phương pháp nào để khắc phục và cải tạo nó? Hãy cùng NWDC khám phá ngay dưới đây!

Thế nào là nền đất yếu?

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, khó xây dựng các công trình. Đất yếu thường không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.

Về định tính, nền đất yếu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình ở bên trên như các hạ tầng nhà cửa, đường xá, đê đập…

Về định lượng, nền đất yếu là nền đất có các đặc điểm sau:

  • Sức chịu tải nhỏ: <1kg/cm²
  • Tính nén lún lớn: a>0,1 cm²/kg
  • Hệ số rỗng e lớn: e > 1,0
  • Độ sệt lớn: B>1
  • Mô đun biến dạng bé: E<50kg/cm²
  • Khả năng chống cắt (C) thấp, tính thấm nước hạn chế;
  • Hàm lượng nước ở trong đất khá cao, có độ bão hòa nước G>0,8, dung trọng tỉ lệ thấp.

xử lý nền đất yếu bằng cọc tre, cách xử lý nền đất yếu, biện pháp thi công xử lý nền đất yếu

Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, khó xây dựng các công trình

Các loại đất yếu thường gặp là:

  • Đất than bùn có nguồn gốc hữu cơ, hàm lượng hữu cơ ở mức khoảng 20 – 80%
  • Đất sét mềm: Loại đất này thường ở trong trạng thái bão hòa với nước, cường độ thấp.
  • Đất bùn có hệ số rỗng cao, khá yếu về độ chịu lực và luôn ở trạng thái no nước.
  • Đất cát pha sét có độ chặt thấp, độ ẩm cao, dễ bị lún.
  • Đất cát dẻo tương tự như đất cát pha sét, có độ chặt thấp, độ ẩm cao, dễ bị lún.

7 phương pháp xử lý nền đất yếu phổ biến nhất hiện nay

Như đã nói ở trên, rất khó để thi công xây dựng các loại công trình trên khu vực đất yếu. Do vậy, nếu muốn làm nhà trên vùng này, bạn cần thực hiện xử lý nền đất yếu trước. Dưới đây là 7 phương pháp cải tạo đất phổ biến nhất:

Dùng cọc tre hoặc cọc tràm

Cọc tre và cọc tràm là hai loại vật liệu truyền thống được sử dụng phổ biến để xử lý nền đất yếu trong lĩnh vực xây dựng. Cả hai loại cọc này đều có đặc điểm chung là có khả năng chịu lực tốt, dễ thi công và giá thành rẻ.

Dạng cọc này được sử dụng chủ yếu để cải tạo nền đất cho các công trình có tải trọng nhỏ và trung bình, như nhà ở, nhà xưởng, công trình giao thông nhẹ,…

Ưu điểm

  • Cọc tre và cọc tràm có cấu tạo dạng ống rỗng, có khả năng chịu lực nén tốt. Theo thí nghiệm, cọc tre có khả năng chịu lực nén trung bình từ 15 đến 20 tấn/cọc, cọc tràm có khả năng chịu lực nén trung bình từ 20 đến 25 tấn/cọc.
  • Những loại cọc này có thể được thi công bằng phương pháp đóng cọc thủ công hoặc sử dụng máy đóng cọc. Phương pháp đóng cọc thủ công đơn giản, chi phí thấp, nhưng hiệu quả không cao. Còng phương pháp sử dụng máy đóng cọc có hiệu quả cao hơn, nhưng chi phí cũng cao hơn.
  • Tre và tràm là những loại vật liệu có sẵn trong tự nhiên, giá thành tương đối rẻ.

các phương pháp xử lý nền đất yếu, tiêu chuẩn xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm, xử lý nền đất yếu bằng cọc tre

Cọc tre và cọc tràm là hai loại vật liệu truyền thống được sử dụng phổ biến để xử lý nền đất yếu trong lĩnh vực xây dựng

Nhược điểm

  • Cọc tre và cọc tràm có tuổi thọ ngắn,  trung bình từ 10 đến 20 năm. Sau thời gian này, chúng có thể bị mục rữa, giảm khả năng chịu lực.
  • Khả năng chống thấm kém, dễ bị thấm nước và mục rữa.

Phương pháp gia tải trước

Phương pháp gia tải trước là một trong những biện pháp xử lý nền đất yếu phổ biến và hiệu quả nhất, bao gồm việc nén đất nền bằng tải trọng tạm thời trước khi xây dựng công trình. Tải trọng tạm thời có thể là đất, cát, đá hoặc bê tông,…

Khi tải trọng tạm thời tác động lên nền đất yếu, nước trong đất sẽ bị ép ra ngoài, đất nền sẽ trở nên chặt hơn và sức chịu tải của đất sẽ tăng lên. Quá trình này được gọi là quá trình cố kết cho hệ thống nền móng.

Ưu điểm

  • Tăng nhanh sức chịu tải, chịu nặng của nền đất
  • Tăng nhanh thời gian cố kết, giảm thiểu tối đa thời gian thi công
  • Có thể sử dụng đối với nhiều loại nền đất yếu khác nhau

Nhược điểm

  • Yêu cầu kỹ thuật cao, cần có sự giám sát kỹ càng của kỹ sư chuyên môn
  • Chi phí thi công cao hơn so với các biện pháp xử lý khác

Gia tải trước kết hợp cùng với thoát nước

Gia tải trước là phương pháp gia cố nền đất bằng cách tác dụng một tải trọng tạm thời lên nền đất trước khi xây dựng công trình. Tải trọng này sẽ làm cho đất bị nén chặt lại, tăng khả năng chịu tải và giảm độ lún của nền đất.

Thoát nước là quá trình tạo các lỗ thoát nước để nước trong đất thoát ra ngoài, giúp cho quá trình cố kết của đất diễn ra nhanh hơn.

Ưu điểm:

  • Tăng khả năng chịu tải của nền đất lên cao hơn đáng kể, giúp giảm độ lún của nền đất
  • Rút ngắn thời gian cố kết của đất, giúp công trình sớm được đi vào hoạt động
  • Tiết kiệm chi phí so với các phương pháp xử lý nền đất yếu khác

Phương pháp gia tải trước kết hợp với thoát nước có thể áp dụng cho các loại nền đất yếu như:

  • Nền đất sét nhão, bùn, than bùn
  • Nền đất cát pha bão hòa nước
  • Nền đất có tầng đất yếu nằm ở độ sâu lớn,…

Cọc đất vôi, đất xi măng

Cọc đất vôi là loại cọc được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp đất tự nhiên với vôi và nước rồi đầm chặt trong lỗ khoan. Cọc đất vôi có tác dụng giảm độ ẩm của đất, giúp đất nén chặt hơn, tăng cường độ liên kết giữa các hạt đất, tăng độ bền và sức chịu tải, đồng thời tạo ra phản ứng hóa học giữa vôi và đất để đất có độ ổn định cao hơn.

tính toán xử lý nền đất yếu, công nghệ xử lý nền đất yếu ở việt nam, các phương pháp xử lý nền đất yếu

Sử dụng cọc đất vôi, đất xi măng để cải tạo nền đất

Tương tự, cọc đất xi măng là loại cọc được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp đất tự nhiên với xi măng và nước, đổ vào trong lỗ khoan và đầm chặt. Loại cọc này có ưu điểm là độ bền và sức chịu tải cao hơn so với cọc đất vôi.

Ưu điểm

  • Có thể thi công nhanh chóng, rút ngắn thời gian thi công xây dựng
  • Có thể xử lý cục bộ một lớp đất yếu của nền đất
  • Không cần phải chờ nền đất cố kết, do đó có thể tiết kiệm chi phí

Nhược điểm

  • Cọc có đường kính nhỏ, nên khả năng chịu tải cao hơn
  • Giá thành khá cao so với các phương pháp thi công xử lýkhác

Sử dụng cọc cát đầm

Cọc cát đầm hoạt động xử lý nền đất yếu dựa trên nguyên lý nén chặt đất và thoát nước. Khi cọc cát được lèn chặt, đất yếu xung quanh cọc sẽ bị nén chặt lại, dẫn đến giảm độ rỗng và tăng độ cứng của đất. Đồng thời, cọc cát cũng giúp thoát nước ra khỏi đất yếu, giúp quá trình cố kết của nền đất diễn ra nhanh hơn.

Ưu điểm

  • Thi công đơn giản, vô cùng nhanh chóng
  • Vật liệu rẻ tiền, có thể dễ dàng tìm kiếm
  • Có thể áp dụng cho nhiều trường hợp nền đất yếu
  • Hiệu quả cao, có thể giảm lún nền đất từ 50% cho đến 80%

Nhược điểm

  • Có thể gây rung động và tiếng ồn trong quá trình thi công
  • Không thể áp dụng cho các nền đất quá yếu, có độ rỗng lớn

Phương pháp cố kết chân không

Phương pháp cố kết chân không (HCK) là một phương pháp xử lý nền đất yếu bằng cách tạo ra áp suất chân không trong các ống hút chân không được đặt trong đất. Áp suất chân không sẽ làm giảm sức căng thẩm thấu của nước trong đất, khiến nước di chuyển ra ngoài theo các ống hút chân không. Sự giảm nước này sẽ làm giảm hệ số rỗng của đất, dẫn đến tăng độ chặt và khả năng chịu tải khi xây dựng trên nền đất yếu.

xử lý nền đất yếu, địa kỹ thuật và xử lý nền đất yếu, tính toán xử lý nền đất yếu

Phương pháp cố kết chân không

HCK được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,… Một số công trình tiêu biểu áp dụng phương pháp HCK tại Việt Nam như:

  • Nhà máy khí điện đạm Cà Mau
  • Nhà máy DAP Đình Vũ – Hải Phòng
  • Đường cao tốc Long Thành – Dầu Giây
  • Cầu Thủ Thiêm 2
  • Cầu Cát Lái,…

Sử dụng bấc thấm (PVD)

Bấc thấm là các dải vật liệu tổng hợp giống như vải được chèn thẳng đứng vào đất. Chúng tạo ra các đường dẫn thoát nước cho phép nước ngầm thoát ra, làm giảm độ ẩm của đất và tăng cường độ ổn định.

Lợi ích của việc sử dụng bấc thấm:

  • Cải thiện độ ổn định của đất: Bằng cách thoát nước ngầm, bấc thấm giúp giảm độ rỗng của đất và tăng độ nén chặt, làm cho đất cứng hơn và ít bị lún hơn.
  • Giảm thời gian thi công: Bấc thấm giúp đẩy nhanh quá trình cố kết tự nhiên của đất, do đó rút ngắn thời gian cần thiết để đất ổn định trước khi thi công.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các phương pháp xử lý nền đất yếu khác, chẳng hạn như đào và thay thế đất, sử dụng bấc thấm có thể tiết kiệm chi phí hơn.
  • Có thể thi công trong không gian chật hẹp: Bấc thấm có thể được thi công trong không gian chật hẹp, là phương pháp lý tưởng dành cho các dự án cải tạo.

tiêu chuẩn xử lý nền đất yếu, xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm, xử lý nền đất yếu

Sử dụng bấc thấm (PVD)

Tùy vào kiểu nền và mức độ suy yếu của đất, gia chủ cần tìm hiểu rõ ràng và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kiến thức để lựa chọn phương pháp xử lý, khắc phục nền đất sao cho hiệu quả nhất.

Dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công nhà ở, hoàn thiện nội thất trọn gói tại NWDCgroup

NWDCgroup là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế và thi công 365, xây dựng nhà ở, hoàn thiện nội thất trọn gói. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành xây dựng, chúng tôi tự tin mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, có tính thẩm mỹ cao với giá thành vô cùng hợp lý.

Quy trình xử lý nền đất yếu của NWDC được rất nhiều khách hàng đánh giá cao bởi hiệu quả mà công trình mang lại. Nếu như bạn đang có ý định tìm kiếm đơn vị xây dựng hoàn thiện nhà ở của mình thì hãy liên hệ với NWDC để được tư vấn và báo giá thi công miễn phí!

  • Địa chỉ: Số 1129/38 Lạc Long Quân, Phường 11, Quận Tân Bình
  • Hotline: 0777 590 737
  • Email: information@nwdcgroup.com
  • Website: https://nwdcgroup.com/

 

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo Chat Zalo facebook Chat Face whatsapp Gọi hỗ trợ