Bảo Hộ An Toàn Xây Dựng Những Điều Cần Biết

An toàn là yếu tố quan trọng hàng đầu và được chú trọng nhất trong hoạt động thi công, xây dựng. Với tính chất phức tạp và rủi ro cao, ngành công nghiệp xây dựng có yêu cầu cực khắt khe về vấn đề an toàn.

Trong quá trình thi công, cả chủ thầu, chủ đầu tư, quản lý an toàn và cả người lao động phải chú ý đảm bảo an toàn xây dựng, đề phòng trường hợp bị tai nạn gây thương tích, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

1. Đảm bảo an toàn xây dựng là gì?

An toàn xây dựng được hiểu là việc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình xây dựng các công trình như nhà ở, tòa nhà cao tầng…

Đảm bảo an toàn trong xây dựng là vấn đề cực kỳ quan trọng

Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD, Khoản 1 Điều 3 quy định về quản lý an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình như sau: “An toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình đồng nghĩa với việc đề phòng và ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại nhằm bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người lao động, đồng thời ngăn ngừa các sự cố gây mất an toàn lao động trong quá trình xây dựng công trình.”

2. Quy định pháp lý về đảm bảo an toàn xây dựng

Theo Bộ luật xây dựng 2013 và Thông tư 04/2017/TT-BXD, quy định pháp lý về đảm bảo an toàn xây dựng bao gồm:

2.1. Trách nhiệm của chủ đầu tư về an toàn lao động trong xây dựng

  • Chấp nhận hồ sơ an toàn lao động của nhà thầu trong quá trình thi công.
  • Kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác đảm bảo an toàn xây dựng do nhà thầu thực hiện.
  • Phân công và thông báo cho người có năng lực, nhận nhiệm vụ giám sát theo quy định. Nếu phát hiện vi phạm quy định an toàn lao động thì ngay lập tức tạm dừng hoặc đình chỉ thi công.
  • Phối hợp với nhà thầu để áp dụng biện pháp an toàn lao động, giải quyết sự cố và khắc phục hậu quả các vấn đề phát sinh trong thi công.
  • Chỉ đạo khai báo sự cố về vấn đề an toàn lao động cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Chủ đầu tư có quyền chuyển giao một số trách nhiệm cho nhà thầu trong trường hợp ký kết hợp đồng tổng thầu, bao gồm báo giá thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công.

2.2. Trách nhiệm của nhà thầu về an toàn xây dựng

  • Đề xuất và áp dụng biện pháp an toàn thi công lao động cho con người, tài sản, máy móc và toàn bộ công trình.
  • Thành lập bộ phận quản lý đảm bảo an toàn xây dựng theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 36 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
  • Kiểm tra kỹ càng về công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng.
  • Lập kế hoạch báo giá thi công dự án hạ tầng, riêng cho các công việc đặc thù có nguy cơ mất an toàn lao động thuộc tỷ lệ cao.
  • Tạm dừng thi công và áp dụng biện pháp khắc phục ngay khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động.
  • Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động khi xây dựng cho chủ đầu tư và đơn vị có thẩm quyền theo quy định.
Cả chủ thầu, nhà đầu tư, đội quản lý và nhân công đều có trách nhiệm bảo đảm an toàn

2.3. Trách nhiệm của đội quản lý an toàn

  • Thực hiện biện pháp an toàn lao động được chủ đầu tư lên kế hoạch và chấp thuận.
  • Hướng dẫn người lao động về nguy hiểm và biện pháp an toàn trong quá trình thi công dự án hạ tầng.
  • Yêu cầu và giám sát số lượng người lao động áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn xây dựng.
  • Áp dụng biện pháp an toàn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quy định an toàn cho người lao động.
  • Tạm dừng thi công khi phát hiện sự cố hoặc nguy cơ nghiêm trọng, và báo cáo ngay tức thì cho nhà thầu và chủ đầu tư.
  • Kiểm tra và đánh giá về hiệu quả của các biện pháp an toàn trong lao động.
  • Tham gia vào công tác điều tra và phân tích nguyên nhân gây ra sự cố và tai nạn lao động.
  • Báo cáo kết quả của công tác quản lý an toàn lao động cho nhà thầu và chủ đầu tư được biết.

2.4. Trách nhiệm của người lao động

  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, yêu cầu về vệ sinh và an toàn lao động tại công trường.
  • Nắm vững các kiến thức và thành thạo kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị an toàn, đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi thực hiện các công việc và nhiệm vụ.
  • Tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện trước khi nhận công việc, đặc biệt đối với nhân lực sử dụng các thiết bị đặc thù yêu có cầu cao về an toàn và vệ sinh.
  • Ngăn chặn và khắc phục các sự cố, các nguy cơ gây ảnh hưởng đến vấn đề vệ sinh và an toàn lao động, đồng thời không vi phạm các quy định tại nơi làm việc.
  • Báo cáo kịp thời khi ngay phát hiện tai nạn, sự cố hoặc tai nạn lao động cho người có trách nhiệm và thẩm quyền.
  • Tham gia vào công tác ứng cứu và khắc phục tai nạn hoặc sự cố khi cần thiết.
  • Từ chối thực hiện nhiệm vụ nếu nhận thấy rằng không đảm bảo an toàn xây dựng và báo cáo vấn đề này lên người đứng đầu, đồng thời đảm bảo rằng vấn đề được giải quyết đúng theo quy định đã đề ra.

3. Cần làm gì để đảm bảo an toàn xây dựng?

Công tác an toàn xây dựng bắt đầu từ giai đoạn lập kế hoạch và kéo dài trong suốt toàn bộ quá trình thi công.

3.3. Đánh giá rủi ro

Đầu tiên, phải tiến hành một đánh giá rủi ro chi tiết để xác định các nguy cơ tai nạn tiềm ẩn và tìm ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bao gồm việc phân tích các yếu tố nguy hiểm như làm việc trên cao, thiết bị chưa an toàn, vật liệu xây dựng nguy hiểm và các yếu tố môi trường khác,…

3.2. Triển khai biện pháp an toàn

Sau khi đánh giá các rủi ro có thể xảy ra, đội quản lý nên ưu tiên triển khai các biện pháp an toàn cho người lao động. Cần đảm bảo rằng tất cả công nhân thi công đều đã được đào tạo về quy trình làm việc an toàn, đồng thời biết cách sử dụng thiết bị bảo hộ đúng cách.

Các biện pháp an toàn điện tử, phòng cháy chữa cháy và quản lý chất thải cũng phải được kiểm tra nghiêm ngặt để đảm bảo môi trường làm việc an toàn, tránh các tai nạn không đáng có.

Sử dụng trang bị bảo hộ cẩn thận để tránh rủi ro, tai nạn

3.3. Giám sát và kiểm tra định kỳ

Việc giám sát và kiểm tra định kỳ cũng là một phần rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn xây dựng. Các cơ quan chức năng và đội quản lý an toàn phải tiến hành kiểm tra công trình, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động. Bất kỳ vi phạm nào phát hiện được phải được khắc phục ngay lập tức để đảm bảo tiến trình thi công diễn ra thuận lợi.

Giám sát và kiểm tra định kỳ bảo đảm tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động

3.4. Xây dựng môi trường làm việc đúng nguyên tắc

Ngoài ra, các công trình xây dựng cũng cần tuân thủ các quy định về môi trường như kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất thải và bảo vệ các khu vực xung quanh. Cùng chung tay xây dựng bầu không khí xanh sạch, trong lành, không độc hại. Chỉ khi được làm việc một môi trường an toàn, chúng ta mới có thể xây dựng nên những công trình chắc chắn và bền vững cho tương lai.

Lời kết

Mong rằng những thông tin Nwdcgroup chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về đảm bảo an toàn xây dựng trong quá trình thi công. Nếu quý khách hàng đang quan tâm đến các dịch vụ thiết kế nhà xanh, xây dựng công trình và thi công nhà ở, hãy nhanh tay liên hệ ngay với Nwdcgroup qua Hotline: 0777 590 737 để nhận được tư vấn, báo giá nhanh chóng và chính xác nhất.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat zalo Chat Zalo facebook Chat Face whatsapp Gọi hỗ trợ