Mái nhà là một phần quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong cấu trúc của ngôi nhà. Đây không chỉ là bộ phận có chức năng che nắng, che mưa mà còn là đại diện cho vẻ đẹp của cả căn nhà. Vì vậy, khi thiết kế nhà ở, người ta luôn rất quan tâm đến vấn đề xây dựng kiểu mái như thế nào cho đẹp và hợp với tổng thể không gian nhất. Vậy hiện nay có các dạng mái phổ biến nào? Hãy cùng NWDC tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Phân loại các kiểu mái nhà theo vật liệu cấu thành
Dựa theo vật liệu xây dựng, người ta chia mái nhà thành các dạng:
Mái ngói
Mái ngói là dạng mái được lợp bằng các viên ngói xếp chồng lên nhau. Ngói có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, phổ biến nhất là đất nung, xi măng, composite,…
Mái ngói là dạng mái được lợp bằng các viên ngói xếp chồng lên nhau
Mái ngói có lịch sử lâu đời, được sử dụng từ thời xa xưa. Tại Việt Nam, kiểu mái nhà này đã được sử dụng từ thời nhà Lý, khoảng thế kỷ 11. Mái nhà dang ngói được sử dụng cực kỳ phổ biến trong kiến trúc truyền thống Việt Nam, đặc biệt là các ngôi nhà cổ.
Với sự phát triển của công nghệ, ngày nay có nhiều loại ngói mới được sản xuất với chất lượng cao, màu sắc đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ưu điểm
- Mái ngói có độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Khả năng chống thấm tốt, giúp bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi tác động của mưa nắng.
- Tạo tính thẩm mỹ cao, mang lại vẻ đẹp sang trọng, cổ kính cho ngôi nhà.
- Giá thành của mái ngói tương đối hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
Nhược điểm
- Dạng mái này có trọng lượng nặng, gây áp lực lên hệ thống khung kèo.
- Khó thi công, để hoàn thành mái dạng ngói đòi hỏi kỹ thuật cao.
- Dễ bị rêu mốc, do đó cần được vệ sinh thường xuyên.
Mái bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép là dạng mái được xây dựng từ bê tông có sự gia cố bằng thép. Sự kết hợp giữa hai vật liệu này giúp tăng cường tính chất cơ học của mái và mang lại độ bền cao hơn so với các phương pháp lợp nhà khác.
Cấu trúc mái bê tông cốt thép bao gồm các lớp:
- Lớp bê tông: Là lớp chịu trọng lượng chính của mái và chịu lực chèn, kéo tác động lên mái.
- Lớp cốt thép: Các sợi thép đặt trong bê tông nhằm tăng cường tính chất chống kéo và chống nứt của bê tông. Thép có tính đàn hồi cao và chịu lực kéo tốt, giúp ngăn chặn việc bê tông nứt và hư hỏng khi chịu tải trọng lớn.
Dạng mái bê tông cốt thép thường được sử dụng trong xây dựng công trình công nghiệp, nhà xưởng, nhà kho, các công trình có diện tích lớn và yêu cầu tính bền cao. Kiểu lợp nhà này đòi hỏi phải có công nghệ thi công 365 chuyên nghiệp, chính xác và đảm bảo tính an toàn cho công trình.
Các ưu điểm của mái bê tông cốt thép bao gồm:
- Độ bền cao: Mái có khả năng chịu lực và lực tác động cao, từ đó kéo dài tuổi thọ của mái và giảm tần suất bảo trì.
- Khả năng chống chịu thời tiết: Mái bê tông cốt thép có khả năng chịu nhiệt độ, mưa, gió, và kháng chịu tia UV tốt hơn so với một số loại mái khác.
- Khả năng chống cháy: Với thành phần thép, mái bê tông cốt thép ít dễ cháy và giúp hạn chế sự lan truyền lửa trong trường hợp xảy ra cháy.
- Hiệu suất kinh tế: Dù có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với một số loại mái khác, nhưng khả năng bền và ít bảo trì trong suốt quá trình sử dụng giúp mái bê tông cốt thép trở thành lựa chọn hấp dẫn về mặt kinh tế trong thời gian dài.
Mái tôn
Mái tôn là dạng mái phổ biến được sử dụng để che chắn cho các công trình khỏi các tác động của thời tiết. Mái tôn có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thép mạ kẽm hoặc tôn lạnh. Kiểu mái này có nhiều ưu điểm nổi bật như trọng lượng nhẹ, độ bền cao, dễ thi công và lắp đặt, giá thành hợp lý.
Mái tôn có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, nhưng phổ biến nhất là thép mạ kẽm hoặc tôn lạnh
Mái tôn được sử dụng trong nhiều loại công trình khác nhau, từ nhà ở dân dụng đến nhà xưởng, khu công nghiệp. Ngoài ra, người ta còn ưu tiên sử dụng mái tôn để làm mái che sân thượng, mái hiên, nhà để xe,…
Mái kính
Đây là một dạng mái được làm bằng kính, có tác dụng che mưa, che nắng, lấy sáng và tạo tính thẩm mỹ cho công trình. Mái được cấu tạo bởi hai phần chính là phần kính và phần khung. Phần kính thường được sử dụng là kính cường lực, kính dán an toàn hoặc kính hộp, còn khung mái kính được làm bằng các vật liệu như sắt, nhôm, inox,…
Mái kính mang vẻ đẹp thuần khiết, thanh lịch
Mái kính có nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại mái truyền thống như: tính thẩm mỹ cao, khả năng lấy sáng tốt, độ bền cao và an toàn. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm như giá thành cao và cần được thi công bởi các đơn vị có chuyên môn.
Mái nhà được lợp với tấm nhựa trong suốt
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt là một giải pháp thay thế tuyệt vời cho dạng mái ngói hoặc mái tôn truyền thống. Chúng cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào không gian bên dưới, giảm nhu cầu sử dụng điện, đồng thời tạo ra bầu không khí ấm áp và sáng sủa hơn, tạo nên không gian sống thoải mái. Ngoài ra, tấm nhựa trong suốt cũng có thể giúp cách nhiệt, giảm tiếng ồn và bảo vệ khỏi thời tiết.
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Một số loại phổ biến nhất bao gồm:
- Tấm nhựa polycarbonate: Loại này có khả năng chịu lực va đập cao, chống tia cực tím và có thể được sử dụng cho nhiều loại ứng dụng khác nhau.
- Tấm nhựa acrylic: Loại này có độ trong suốt cao, trọng lượng nhẹ và dễ lắp đặt. Tuy nhiên, chúng không phải là vật liệu bền nhất và có thể bị ố vàng theo thời gian.
- Tấm nhựa PVC: Loại này có giá thành thấp và dễ bảo trì. Đây không phải là vật liệu bền nhất và có thể bị nứt hoặc vỡ khi bị va đập mạnh.
Tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái hay còn được người ta biết đến với tên gọi là ngói sinh thái hoặc tôn sinh thái (Ecological roofing sheet). Đây là loại vật liệu có trọng lượng rất nhẹ, đặc biệt phù hợp với nhiều loại công trình đòi hỏi tính thẩm mỹ cao và yêu cầu thân thiện với môi trường.
Tấm lợp sinh thái hay còn được người ta biết đến với tên gọi là ngói sinh thái hoặc tôn sinh thái
Cấu tạo gồm 3 lớp chính:
- Lớp trên cùng: Là lớp nhựa Bitum có tác dụng chống thấm, chịu nhiệt, chống cháy.
- Lớp giữa: Là lớp sợi thủy tinh hoặc sợi polyester có tác dụng gia cường, tăng độ cứng, độ bền cho tấm lợp.
- Lớp dưới cùng: Là lớp giấy kraft có tác dụng chống thấm ngược, chống rêu mốc.
Ưu điểm
- Trọng lượng của tấm lợp sinh thái chỉ khoảng 4,5 kg/m2, giúp giảm tải trọng cho công trình, giảm chi phí cho hệ thống kèo, xà gồ.
- Khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, giúp giảm thiểu nhiệt độ trong nhà vào mùa hè và tiếng ồn do mưa gây ra.
- Độ bền cao, tuổi thọ lên đến 15 năm, không bị ăn mòn bởi hóa chất, rêu mốc, chịu được thời tiết khắc nghiệt.
- Tấm lợp sinh thái có kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú, phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc.
- Thân thiện với môi trường, được làm từ nguyên liệu tái chế, không gây ô nhiễm thiên nhiên.
Nhược điểm
- Giá thành cao
- Đây là một dạng mái khó thi công
Các loại mái theo hình thức
Dựa theo hình thức, mái nhà có thể được chia thành ba loại chính: mái thái, mái lệch và mái bằng.
Mái thái
Mái thái là dạng mái có nguồn gốc từ Thái Lan, đặc trưng bởi phần mái được xây hình chữ A với độ dốc tương đối lớn. Một ngôi nhà thường sẽ có nhiều lớp mái được xếp chồng lên nhau, tạo nên ngoại hình đẹp mắt, ấn tượng.
Mái thái là dạng mái có nguồn gốc từ Thái Lan, đặc trưng bởi phần mái được xây hình chữ A với độ dốc tương đối lớn
Mái Thái không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn có thể chống nắng, chống mưa và có khả năng thông gió tốt. Tuy nhiên, việc xây dựng và thi công mái Thái đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ chuyên nghiệp, sao cho đảm bảo tính bền vững và độ an toàn cho ngôi nhà. Hiện nay, mái Thái cũng được ứng dụng nhiều trong một số các công trình thiết kế kiến trúc hiện đại nhằm tạo nét độc đáo và ghi điểm về thẩm mỹ.
Điểm đặc trưng nổi bật của kiểu mái thái
- Độ dốc lớn, từ 30-45 độ, giúp nước mưa chảy xuống nhanh chóng, tránh bị ứ đọng trên mái, gây thấm dột.
- Mái thái có hình dạng giống chữ A, với đỉnh mái nhọn, hai bên mái uốn cong xuống.
- Kiểu mái này thường có nhiều lớp mái xếp chồng lên nhau, tạo nên sự bề thế, vững chãi cho ngôi nhà.
Mái thái được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nhà ở, từ nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự, nhà vườn,… đến các công trình công cộng như nhà hàng, khách sạn, văn phòng,…
Mái bằng
Mái bằng có cấu trúc phẳng, không có độ dốc, thường được xây dựng bằng cách đổ bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép. Đây là dạng mái nhà phổ biến ở khu vực thành thị, mang lại vẻ đẹp hiện đại, tối giản nhưng rất thời thượng.
Mái bằng có cấu trúc phẳng, không có độ dốc, thường được xây dựng bằng cách đổ bê tông cốt thép toàn khối hoặc lắp ghép
Các loại mái bằng
- Mái bằng bê tông cốt thép toàn khối được xây dựng bằng cách đổ bê tông cốt thép toàn khối trên toàn bộ phần mái. Loại mái này có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt nhưng chi phí thi công cao.
- Mái bằng lắp ghép: Đây là loại mái bằng được tạo thành từ các tấm bê tông cốt thép đúc sẵn. Loại mái này có thời gian thi công nhanh, chi phí thấp nhưng độ bền không cao bằng mái bằng bê tông cốt thép toàn khối.
Ưu điểm
- Mái bằng có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt, có thể chịu được trọng lượng lớn của các thiết bị, vật dụng trên mái.
- Có thể tận dụng để làm sân thượng, khu vực phơi đồ, trồng cây,…
- Dạng mái này được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ, mang lại vẻ đẹp hiện đại, tối giản cho ngôi nhà.
Nhược điểm
- Mái bằng có độ dốc thấp nên dễ bị đọng nước, gây ra hiện tượng thấm dột.
- Mái cần được bảo dưỡng, chống thấm định kỳ để đảm bảo chất lượng.
Mái lệch
Mái lệch (hay còn gọi với cái tên mái nghiêng) là một loại kiểu mái khá phổ biến trong lĩnh vực kiến trúc, trong đó một hoặc cả hai bên mặt mái không nằm ở cùng một góc vuông với mặt sàn hoặc mặt đất của ngôi nhà. Thông thường, dạng mái lệch có một mặt mái dốc cao hơn hoặc thấp hơn so với mặt mái còn lại.
Mái lệch hay còn gọi với cái tên mái nghiêng
Căn cứ vào hướng dốc, mái lệch được phân thành hai loại chính:
- Mái lệch dốc về một phía là loại mái lệch phổ biến nhất, với một phần mái dốc cao hơn phần còn lại, bao gồm hai loại nhỏ hơn là mái lệch dốc về phía trước và mái lệch dốc về phía sau.
- Mái lệch dốc về hai phía: Loại mái này có độ dốc không đều nhau ở cả hai phía, tạo nên sự cân bằng và hài hòa cho tổng thể ngôi nhà.
Mái lệch có thể được ứng dụng trong nhiều loại công trình khác nhau, từ nhà ở dân dụng đến các công trình công cộng, thương mại. Kiểu mái này đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, giúp ngôi nhà trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn.
Dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng công trình, nhà ở trọn gói của NWDCgroup
NWDCgroup là đơn vị uy tín cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng công trình, nhà ở trọn gói. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, NWDC đã hoàn thành rất nhiều công trình chất lượng, đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu, mong muốn của quý khách hàng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ giải đáp về các dạng mái và cách thi công nhà ở sao cho hợp lý thì hãy liên hệ với NWDCgroup để được tư vấn và báo giá thi công ngay hôm nay!
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ & XÂY DỰNG THẾ GIỚI MỚI
- Địa chỉ: Số 1129/38 đường Lạc Long Quân, Phường 11, Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 0777 590 737
- Email: information@nwdcgroup.com
- Website: https:/nwdcgroup.com/