Với sự phát triển của xã hội, cuộc sống của con người đầy đủ hơn, kiến trúc nhà ở cũng dần thay đổi theo. Ngôi nhà không chỉ đơn thuần là nơi che mưa che nắng, mà còn phản ánh cái tôi riêng biệt của từng gia chủ.
Xã hội hiện đại, tấp nập khiến cho con người luôn trong trạng thái mệt mỏi, muộn phiền với sự náo nhiệt ấy. Sau một ngày dài, trở về tổ ấm, trở về với không gian sống chữa lành chính là liều thuốc tinh thần hiệu quả nhất dành cho bạn.
Thế nào là không gian sống chữa lành
Kiến trúc chữa lành bắt nguồn từ các quốc gia tiên tiến hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Canada. Kiến trúc này tập trung vào việc tích hợp thiên nhiên vào không gian sống để thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe và giảm áp lực, căng thẳng từ môi trường (như tiếng ồn và chất lượng không khí kém).
Lối kiến trúc chữa lành đã được áp dụng khá phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là sau đại dịch Covid, khi sức khỏe của con người đã bị ảnh hưởng và tác động khá nặng nề.
Xu hướng kiến trúc không gian sống chữa lành tại Việt Nam hiện nay
Thiết kế không gian sống chữa lành nhấn mạnh sự tôn trọng văn hóa và kiến trúc địa phương. Các kiến trúc sư sẽ sử dụng tối đa các vật liệu từ địa phương để xây dựng môi trường sống thân thiện với môi trường, có lợi cho sức khỏe và thích ứng với sự biến đổi tự nhiên như nhiệt độ, khí hậu, ánh sáng và địa hình.
Kiến trúc chữa lành bắt nguồn từ các quốc gia tiên tiến hàng đầu như Mỹ, Nhật Bản và Canada
Trào lưu này đã xuất hiện tại Việt Nam từ nhiều năm trước và ngày càng trở nên phổ biến ở các khu đô thị và thành phố lớn. Kiến trúc này đặt sự thư thái và cảm xúc của con người làm trung tâm, đưa thiên nhiên vào cuộc sống hàng ngày.
Vào đầu năm 2021, tập đoàn Trung Nguyên Legend đã giới thiệu dự án “Thành phố cà phê” được lấy cảm hứng từ kiến trúc chữa lành. Đây là một trong những công trình chữa lành tiêu biểu tại nước ta.
Tuy nhiên, hầu hết thì tại Việt Nam, các mô hình này vẫn chưa phát triển đáng kể. Một số ngôi nhà được đầu tư với thiết kế nội thất tinh tế, cao cấp và có không gian xanh, ánh sáng đầy đủ, nhưng vẫn không mang lại cảm giác thoải mái thực sự cho người sử dụng.
Điều này xảy ra do không có sự giao tiếp hiệu quả giữa cư dân và kiến trúc sư, cũng như thiếu “điểm chạm cảm xúc” để hiểu nhu cầu và thói quen sinh hoạt của cư dân, mong đợi về một ngôi nhà ấm cúng và không tìm hiểu kỹ càng về văn hóa địa phương.
Những thiết kế nội thất cho không gian sống chữa lành
Dưới đây là 5 xu hướng nhà phù hợp với nhiều không gian sống khác nhau. Bạn có thể chọn cách thực hiện phù hợp nhất với điều kiện và thẩm mỹ riêng để biến ngôi nhà trở thành một không gian sống chữa lành tâm hồn bạn.
Xu hướng tối giản – Less is more
Xu hướng này bắt nguồn từ nhu cầu tìm kiếm sự tối giản nghệ thuật sau Thế chiến II, được thể hiện qua các bức họa của Mark Rothko và dần lan rộng sang các lĩnh vực khác, bao gồm cả kiến trúc.
Kiến trúc sư người Đức Ludwig Mies van der Rohe là người sáng tạo ra xu hướng nội thất tối giản “Less is more”. Ý tưởng của ông hoàn toàn tương phản với quan niệm thông thường rằng việc để ít đồ trang trí sẽ làm cho không gian trở nên nhàm chán.
Xu hướng tối giản – Less is more
Nội thất tối giản mang ý nghĩa cao cả về việc khuyến khích sự sáng tạo tiềm ẩn bên trong mỗi con người, để tạo ra khoảng rộng cho những suy nghĩ cởi mở và thông thoáng hơn.
Với triết lý “ít nhưng đủ”, không gian tối giản nhằm giảm bớt màu sắc, kiểu dáng và số lượng đồ đạc. Tuy nhiên, nó vẫn đáp ứng đầy đủ chức năng và hướng con người đến lối sống tiết kiệm, đơn giản và giảm bớt áp lực trong cuộc sống.
Xu hướng thiết kế không gian xanh
Sự kết nối giữa thiên nhiên và con người thường tồn tại một cách vô hình trong tâm trí của mỗi người, tại một khía cạnh mà chúng ta có thể không nhận ra (còn được gọi là biophilia). Thiên nhiên có khả năng lan tỏa cảm xúc và đem lại lợi ích chữa lành cho tinh thần của chúng ta.
Xu hướng thiết kế không gian xanh
Ánh sáng tự nhiên, không khí và cây cối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên không gian sống chữa lành trong hầu hết các công trình kiến trúc. Sự cân đối giữa các khoảng trống cho ánh sáng xuyên qua và việc trồng cây xanh ở cả trong nhà và ngoài trời sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng tích cực cho tâm hồn bạn mỗi ngày.
Đặc biệt đối với các tòa nhà chung cư và không gian bị hạn chế, bạn nên nghiên cứu và lựa chọn cẩn thận các loại cây có thể được trồng trong nhà và đặt ở vị trí phù hợp. Cây xanh mang lại năng lượng tích cực, nhưng trồng quá nhiều cây có thể gây phiền toái khi bạn phải chăm sóc và vệ sinh chúng thường xuyên.
Sử dụng tone màu nhẹ nhàng, mang tính chữa lành
Các gam màu trung tính như beige, nude, kem, trắng xám hoặc các sắc thái nâu, nâu đất, nâu xám, màu đất nung thường được sử dụng phổ biến để tạo ra một không gian sống chữa lành mang đến cảm giác yên bình và ấm áp.
Sử dụng tone màu nhẹ nhàng, mang tính chữa lành
Thường thì khi có sự hiện diện của những màu sắc này trong không gian, con người sẽ cảm thấy thoải mái hơn, giảm bớt áp lực, căng thẳng và giúp xoa dịu tinh thần sau một ngày dài làm việc hay học tập căng thẳng.
Dùng các loại vật liệu hòa hợp với thiên nhiên
Sử dụng các vật dụng nội thất được làm từ vật liệu tự nhiên không chỉ có độ bền cao, chất lượng tốt mà còn tạo cảm giác gần gũi và thân thiện với thiên nhiên ngay trong chính không gian sống của bạn.
Dùng các loại vật liệu hòa hợp với thiên nhiên
Bạn có thể tham khảo báo giá thi công hoàn thiên nội thất hoàn toàn từ gỗ, đất nung, đá, mây đan, tre, nứa, … với hình dáng tự nhiên và mộc mạc, được chăm chút tỉ mỉ sau đó đưa ra lựa chọn phù hợp với gu thẩm mỹ và sở thích cá nhân của gia đình mình.
Các loại vật dụng được làm từ nguyên liệu tự nhiên cũng góp phần tạo nên sự liên kết thầm lặng giữa con người với thiên nhiên, để cong người cảm nhận được một nguồn năng lượng thoải mái và ấm áp, an ủi tâm hồn.
Chú trọng, tập trung vào không gian nghỉ ngơi, thư giãn
Tập trung vào không gian sống chữa lành đồng nghĩa với việc tạo điều kiện tốt hơn để tâm trạng được thả lỏng, thư giãn, thoát ra khỏi những áp lực của cuộc sống và công việc.
Không gian thư giãn có thể hiện diện ở khắp mọi nơi trong ngôi nhà của bạn, có thể là phòng khách, ở phòng ngủ, tại khu vực thư giãn trong phòng làm việc, ban công, hoặc là tại khoảng sân vườn,…
Chú trọng, tập trung vào không gian nghỉ ngơi, thư giãn
Tập trung vào không gian nghỉ ngơi, thư giãn không yêu cầu bạn phải có nơi ở rộng lớn hay trang hoàng bằng những đồ vật xa hoa, đắt đỏ. Một không gian chữa lành thực sự chỉ cần có đủ ánh sáng tự nhiên, một khoảng không gian đủ để hít thở không khí trong lành, và một bộ bàn ghế, ghế nằm,… đủ để bạn ngồi lại nghỉ ngơi khi cần thiết.
Ý nghĩa của kiến trúc nội thất không gian sống chữa lành
Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, con người đã bị hạn chế ra khỏi nhà,phải đối mặt với những bức tường vô cảm trong một khoảng thời gian rất dài do cần thực hiện các biện pháp xã hội hóa. Khoảng thời gian này đã khiến rất nhiều người cảm thấy khủng hoảng tinh thần, cảm thấy bị cô lập và xa lánh khỏi thế giới bên ngoài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cả đời sống tinh thần.
Kiến trúc chữa lành thường chú trọng đến việc đưa thiên nhiên vào không gian sống
Theo các nghiên cứu khoa học, thiên nhiên có tác động tích cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Tiếp xúc với thiên nhiên giúp giảm stress, cải thiện tâm trạng, tăng cường khả năng miễn dịch, và thậm chí có thể giúp giảm đau. Chính vì vậy, kiến trúc chữa lành thường chú trọng đến việc đưa thiên nhiên vào không gian sống, thông qua các giải pháp như:
- Tạo các cửa sổ lớn để đón ánh sáng tự nhiên
- Trồng cây xanh trong nhà và xung quanh nhà
- Thiết kế các khu vực ngoài trời như sân vườn, ban công,…
Không gian sống chữa lành đặt trọng tâm vào việc tạo nên những ngôi nhà có khả năng chữa lành những tổn thương tinh thần, đem lại sự bình yên cho tâm hồn, thái độ tích cực trong cuộc sống.
Lời kết
Với những tác động tích cực đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của con người, không gian sống chữa lành đang càng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Nếu đang có nhu cầu xây dựng một tổ ấm cho riêng mình, xây dựng thi công, thiết kế nhà xanh,…, quý khách hàng có thể liên hệ với NWDCgroup thông qua hotline 0777 590 737 để nhận được tư vấn và báo giá thiết kế, thi công ngay hôm nay!